Cổng Chánh Môn tại Tòa Thánh Tây Ninh

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Tòa Thánh Tây Ninh

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Một Thời Cúng của tín đồ Cao Đài

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Chánh Điện và Quả Càn Khôn tại Bát Quái Đài

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Tòa Thánh Tây Ninh về Đêm

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Những Mẫu chuyện có Thật về Đức Hộ Pháp

Mẫu Chuyện Có Thật Về Đức Hộ Pháp

Kính Bạch Hội Thánh Kính Thưa Chư Quý Chức Sắc Thiên Phong
Vì Mai Duyên Nên con được làm Tín đồ của Cao Đài Đại Đạo
Và mai duyên nữa là con được sống gần vùng thánh địa,được Tu học theo Cao Đài..
Hôm nay vì lòng Mộ Đạo và Tưởng Nhớ Đức Tôn Sư Hộ Pháp vì Được Duyên lành nên con được nghe cụ ông Giáo Thiện kể lại cho con 2 câu chuyện mà chính mắt ông đã trông thấy Đức Hộ Pháp Nói Đạo cho người nghe và nay con xin phép được Thuật lại 2 câu chuyện mà con được nghe
Cho chư quý Đạo Hữu và Tín Đồ được hiểu biết Thêm về Đức Tôn sư Hộ Pháp.



Thiện Tâm xin kể lại 2 câu chuyện mà Thiện Tâm đã từng nghe một cụ Giáo Thiện kể lại về việc cụ Giáo Thiện đó đã gặp Đức Hộ Pháp và nghe Đức Hộ Pháp dạy Việc
Hôm ấy có người bán cho ông cụ một chiếc xe máy(*) ông liền bán đất ruộng và mua xe liền.(xin nói thêm rằng xe đạp lúc xưa rất đắt có thể nói khoảng vài chục triệu bây giờ). nhưng mà không ngờ khi ông chạy ngoài đường thì bị người chủ xe chận lại và báo cho làng,xã vì ông là người Đạo Hữu nên thời ấy làng xã không xử tội mà giao lại cho hương đạo và Đầu phận đạo xử
Lúc đó Ông cụ mới biết là ông cụ mua nhằm đồ gian,đồ trộm cướp.Tuy ông không phải là kẻ cướp xe nhưng ông mua đồ gian vẫn phải bị xử tội, Ông bị ông trưởng đầu phận đạo xử và bắt ông lên Quận Phú khương(1) ( Ngày Nay là huyện Hoà Thành – Tây Ninh ) góp sức vào công cuộc đạo,xây chợ Long Hoa.đây là hình phạt,( là công tác chứ không phải làm công quả)
Thời gian ông công tác là 15 ngày.
Hôm ấy khi ông đang làm việc thì ông nhìn thấy Đức Hộ Pháp đi lại
Ông thuật lại “hôm ấy người làm rất đông,khi nhì thấy Đức Hộ Pháp đi tới thì tấc cả mọi người bỏ hết chuyện làm mà tràn xuống và la lên thật to với vẽ mừng rỡ “ Ông tới Ông tới kìa’
Và lúc đó ông nghe Đức Hộ Pháp dạy công thợ làm công quả:
“Các con đừng làm như vậy các con làm mệt thì các con nghĩ 5 phút,10 phút chừng nào hết mệt thì các con làm tiếp,chớ đừng phí thời gian..
Hoa nói các con vô đây giả bộ mần công quả mà không mần Thiệt tình cứ chạy qua chổ này trốn rồi chạy qua chổ kia mà không chịu làm…như vậy thì lãng phí hết 1 ngày mà các con làm như vậy thì không được công quả đâu(Lời Đức Hộ Pháp)…..và từ đó ông mới biết đến đươc hộ pháp và kính nễ Đức Hộ Pháp



Mẫu chuyện thứ 2 khi ông cụ còn trẻ ông được hội thánh bổ về làm cai quản ở 1 địa phương,Hôm ấy ông đi về Hội Thánh họp với các chức sắc cao cấp
Hôm ấy các chức sắc điều có ý kiến..đến lượt Ông giáo hữu Chia(2) phát biểu ý kiến
Nhưng ông Chia không phát biểu Đức Hộ Pháp nói “Chia người ta góp ý hết rồi nãy giờ sao con không nói” ông Giáo Hữu chia mới nói ; “Bạch thầy con là người dân tộc thiểu số nên con ít hiểu biết con chỉ biết ăn thật,làm thật và nói thật thôi con xin hết”...
Nghe xong mọi người điều rất vui và Đức Hộ Pháp cũng hài lòng....


Chú Thích
(*) xe máy ở đây là xe đạp vì Thời đó người dân gọi xe đạp là xe máy
(1) Năm 1698, Hoà Thành là phần đất nằm trong đạo Quang Phong thuộc phủ Gia Định. Vào thời kỳ này, đất đai Hoà Thành phần lớn là rừng rậm hoang vu. Hạt Tây Ninh, lúc bấy giờ mới có 2 quận: Trảng Bàng và Thái Bình.năm 1942 quận Thái Bình đổi tên là quận Châu Thành thì Hoà Thành, chỉ là phần đất Đông Nam huyện gồm 4 xã. Chính quyền Sài Gòn chia huyện Châu Thành là 2 quận: Phú Khương và Phước Ninh. Quận Phú Khương gồm 11 xã. Hoà Thành ngày nay, gồm phần lớn diện tích đất của quận Phú Khương xưa.

(2) Theo lời kể của ông Giáo Thiện thì ông Giáo Hữu Chia là người Campuchia

Mẫu chuyện này không có thời gian chính xác vì ông cụ Giáo Thiện không nhớ rõ thời gian

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Huấn Lịnh Của Đức Hộ Pháp - 21 – 07 -1947

Văn Phòng
 Hộ Pháp                            Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
  số : 638                                           ( Nhị Thập Nhị Niên)
                                                            ---------*-----------
                                                            Tòa Thánh Tây Ninh


                                                     Huấn - Lịnh
                              ------**-----
                                                                      HỘ PHÁP
                                                       Chưởng - Quản Nhị hữu hình đài
                                                          Hiệp - Thiên và Cửu - Trùng

Tại sao Hội - Thánh lại dám mạo hiểm xưng mình là Thánh - Thể Của Đức Chí – Tôn,Là Đại Từ Phụ ,Là Thầy của Chúng Ta.
Thì Chí - Tôn đã nói : người đến qui lương sanh đặng Người có quyền năng hữu hình mà giáo hóa và cứu vớt quần sanh.
Ấy vậy Hội Thánh đã đặng mạng lịnh thiêng liêng của Người mà làm cha ,làm thầy cả con cái của Người..
Cái Quyền hành ấy cao trọng biết chừng nào ,chúng ta không cần đề luận,Muốn nắm quyền hành ấy nơi tay,tức phải tỏ ra mình là phẩm giá lương sanh mới đáng,Dẫu toàn Hội Thánh,hay một phần tử của Hội Thánh tức là một vị Chức Sắc Thiên Phong Nào Cũng vậy phải đáng mặt lương sanh đặng vào Thánh Thể Của Người chẳng phải là dễ.vì vậy mà Chí Tôn phải đem lương sanh ấy vào Bậc Thiên – Phong cho đồng thể cùng chư Thần,Thánh,Tiên,Phật mới đáng làm hình thể của Người ; Nếu để phàm phong ,thì quả nhiên nhơn - loại đả lăng mạ danh thể của Người. ấy là tội Thiên đều chẳng hề dung thứ.mà Thiên Phong Chánh vị còn giữ phàm tánh,Thì lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội.
Đã trót 5 năm vắng mặt,bị đồ lưu nơi hải ngoại ,khi trở về Thì Bần Đạo đã chịu đau đớn,khi thấy đời ly – loạn . Đạo Thất mối giềng .Cả nước nhà đã biến thành một trường quy khảo.
Nơi cửa Đạo .Thiên – Phong bỏ phế quy củ .tập tánh ra phàm .Dầu  Nam,Dầu  Nữ. đều biến Thiên đức hạnh,muốn sửa dương,tấc phải trừ tệ đời, mà trừ tệ đặng  phải dùng oai thiên mạng.vì cớ Bần Đạo phải buộc ôm đau thảm nơi lòng mà ra Huấn Lịnh này…

Chức Sắc Thiên Phong

Chức-Sắc Thiên Phong phải giữ lễ nghi nhặc nhiệm đối với hàng Thiên Phong,hễ lớn hơn một Phẩm là có quyền Thầy .thì cả mấy phẩm dưới điều phải kỉnh trọng không đặng phép vô lễ..Hể lớn hơn một phẩm thì phẩm dưới phải lễ bái,không đặng ỷ thế,ý tài chia phe lập đảng.
Vị Chức Sắc Thiên Phong bao giờ cũng phải đứng ngoài phe đảng.Danh Giá của Thánh Thể Chí Tôn ở trên phe đảng.Hể không kể giá trị ấy hơn là phàm.
Hễ đặng kỉnh trọng thì vị Thiên Phong phải giữ mình cho đáng mặt làm anh,tức nhiên sự giáo hóa chúng em phải đủ lễ nghi hòa hưởn.không đặng nặng lời thị oai thị nhục,Tôn kỉnh danh thể phương diện của đoàn em ,không đặng làm mất giá trị cá nhân của em giữa nơi công chúng ,vì đoàn em cũng đủ phương diện như mình ,mình chưa là ba đầu sáu tay - thiên biến vạn hóa gì mà hơn nó.
có hơn chăng là mình tập tánh lương thiện hiền lương đáng làm thầy của nó.Thoản có tội tình đóng cửa dạy em cho nên thầy nên bạn.
Đã nắm nơi tay một quyền thưởng phạt,thì cứ giữ mực thật hành,cần chi dụng oai quyền trước phàm tục.
Trên dạy dưới phải lấy lể
Dưới khuyên trên phải khiêm cung.
Thì cửa Đạo tức là Đại gia đình của chúng sanh mới ra đầm ấm đầm ấm.
Nếu trái với khuôn viên ấy thì Bần Đạo đem ra Ban Kỷ Luật hay là Tòa Đạo minh tra.Nếu tánh Đức vị nào quy phàm thì buộc Hội Thánh đưa ra ngoài Thánh Thể.
Phải nghiêm giử trật tự về lễ nghi.
Hễ đi đường gặp vị Thiên Phong nào lớn phẩm hơn mình tức thì phải bái.Thất lễ sẽ bị vị Chức Sắc ấy phạt Quỳ từ 5 đến 10 hương một lần và hình phạt ấy sẽ để vào hồ sơ của vị đã bị phạy đặng định tội giữa quyền vạn linh Khi cầu Phong Thăng Vị..
Hạng Chức Sắc Thiên Phong đã là thầy làm cha đặng giáo hóa tức phận sự thiêng liêng của mình. 
Nếu giáo hóa mà làm sái với tâm linh tánh đức làm cha,làm thầy là phàm .Hễ phàm thì kẻ lạm dụng quyền hành,Chớ không phải Thiên Phong Chức Sắc.
Ai kiện về phàm tánh của một vị Chức Sắc bất kỳ Nam hay là Nữ mà đủ chứng cớ Thì Hội Thánh sẽ lên án là không làm thầy làm cha,tức là ra ngoài Thánh Thể.

Tín Đồ Nam Nữ 

                                                                                                                                                                        Cả thảy mấy em điều chung đứng nơi lòng của Chí Tôn thì là cốt nhục Thiên Liêng về phần hồn mấy em đã hẳng.
Các em suy xét cho đúng lý thì cốt nhục thi hài này sánh cho đúng giá của nó,thì một đàng muôn,một đàng một.
Mấy em phải giáo hóa lẫn nhau làm cho lịch xinh vẽ Đạo.cần cù học tập đặng dạy lấy mấy em,dạy từ Đức tánh tới tài tình.
Các em nhỏ sau lưng mấy em nó chỉ coi gương mấy em mà bắc chước.

Đừng đối với nhau gian xảo ,lỗ mạng ,cọc cằn.
Đừng dung phương xỉ mạ ,nhiếc mắn,chưởi rủa.
Đừng ganh tỵ, đừng ngịch thù.
Đừng tham tàn, đừng ác vọng.

Trái lại mấy em phải tập tánh thương yêu nhau, binh vực nhau ,trọn nễ nhau,lập phận cho nhau. đồng chia vui sớt nhọc .Khi nào đã thấy em làm việc gì nặng nề quá sức phải đưa tay giúp đở, đừng ngó mà cười ấy là nết vô đạo.
Vì sự chia đau sớt thảm cho nhau là giấy lập nghiệp của mấy em nơi cảnh vô hình là nơi quê hương thật của chúng ta đó vậy.
Hằng nhớ rán cảnh phồn hoa là cảnh tạm,xúm nhau chung hiệp với cảnh thiên nhiên của Chí Tôn đã sấm sẳng trái cái hành tàng này Tức là không phài con cái của Người, ắc bị trục xuất ra khỏi Đạo.
Những Điều  Bần Đạo đã cấm nơi Huấn Lịnh này sẽ thành luật và quyền Thánh Lịnh.Nếu Hội Thánh và tín đồ khôn Tuân hành Thì chừng ấy đừng trách Bần Đạo quá ư nghêm khắc.
Trần Khai Pháp chưởng quản Tòa Đạo ,Q Ngọc Chánh Phối Sư,Thái Chánh Phối Sư,hai nữ Phối Sư, Nử Giáo Sư Hương Nhiêu và Chí Thiện Thế Chưởng Quản Hội Thánh Phước Thiện , Đại Biểu Trần Quang Vinh Tổng Tư Lệnh Quân Đội,Thiếu Tá Phạm Ngọc Trấn Chỉ Huy Cơ Thánh Vệ và Dân Quân ,Phụ Chánh Quấc Sự vụ phải tuyên truyền Huấn Lịnh này Cho Toàn Đạo Đều biết.

                                                TÒA THÁNH  ngày 4 tháng 6 năm Đinh Hợi
                                                                  (21 – 07 -1947)
                                                                    HỘ PHÁP        
                                                            ( ký tên và đóng dấu )                  


                                                        


                                                                                Vâng Lệnh Tái Bản
                                                                             Ban Hành Lần Thứ Nhì
                                                               Tòa Thánh Ngày 27 – 11 – Canh Dần
                                                                         Quyền Ngọc Chánh Phối Sư
                                                                                  Ngọc Non Thanh

lời dạy của Đức Hộ Pháp

Lời Phê Của Đức Phạm Hộ Pháp



Lời dạy


Đức Hộ Pháp căn dặn một đều là nên để ý làm sao ngày quy liễu gởi Thánh cốt tại đất Thánh Địa,vì trái địa cầu 68 này không còn có chổ đất nào quý hóa hơn đất Thánh địa Nếu để được hài cốt nơi đây thì rất hạnh phúc cho tương lai con cháu.
Dù nơi cực lạc Cũ hay đất mới cũng là Nghĩa địa cất 50 năm ở Long Thành cũng vậy.
Bần Đạo đã biết bên nước tàu hễ cha mẹ họ có quy vị,họ hoàn lại để chọn ngày hoặc chổ cất tốt có hàm ròng(*) dầu phải  5,3 năm họ cũng đợi kiếm được mới làm lễ an tang
Vì bên nước tàu có nhiều nhà biết thiên văn hay khoa coi bói họ giỏi
Phần nhiều là các nhà giàu có hay chọn lựa.
Ngày nay dân tộc Việt Nam có phước Chí Tôn đã tiền định cho nồi giống Lạc Hồng hưởng điều Phúc Hậu..Tương lai ai có duyên mà về đây gửi cốt hài lại là có duyên lắm vậy..
                                                                                      

                                                                                                       Hộ Pháp
                                                                                                       ( ấn ký )   
                                                                                        
                                                                                 Thừa sao y nguyên văn
                                                                                       Ngày tháng năm
                                                                                        ( dl / / 1975)
                                   
                                                                 Thiện Tâm Sao lại ngày 29 /03/2012



(*) Vì tài liệu đã lâu và cũ nên có một vài chữ bị mờ chữ trên có thể là hàm ròng hoặc hàm rồng…

Ngọc Lộ Kim Bàn

Ngọc Lộ Kim Bàn




Khi một trăm ức nguyên nhân xuống thế. Đức Phật Mẫu cho mỗi vị mang theo túi vạn bửu nan.trong ấy đựng tám món báu .vì mê trần nên các nguyên nhân liệng bỏ hết mà phải đọa trần .nên nhút kỳ Phật Thánh Tiên giáng trần lập Đạo độ được sáu ức ,nhị kỳ cũng Phật Thánh Tiên giáng trần lập Đạo độ được hai ức.
Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn dung huyền diệu cơ bút khai nền Đại Đạo để độ chín mươi hai ức nguyên nhân còn lại…
Đức Phật Mẫu lãnh lịnh giáng trần cùng Cửu Vị Tiên Nương đồng giáng.
Đức Di Lạc Vương Phật làm chủ Hội Thần,Thánh Tiên Phật cũng giáng trần cùng tám ức nguyên nhân đều tính nguyện hạ thế cứu đời.

Tám Món Báu Như Dưới Đây


            HIẾU - ĐỂ - TRUNG – TÍN - LỄ - NGHĨA – LIÊM – SĨ

Hiếu tâm cảm độ thấu Hoàng Thiên
Để hóa toàn cầu đặng giặc yên
Trung thực một lòng phò Chúa Thánh
Tín hòa muôn nước thật người tiên
Lễ là vẹn giữ đòng tông tổ
Nghĩa đắp vuông tròn hoán đại hiên
Liêm khiết sạch trong ngôi đặng vững
mà biết hổ khỏi oan khiên
Mối Đạo nhân luân trả khó cùng
Đừng vì hiếu nghĩa phế tâm trung
Vẹn mâu đã thấy đường ngân hải
Đưa truyện chớ quen núp bong mùng
Ngựa tứ rảnh chơn chơi giải trí
Hạc đồng khoe cánh hứng thanh phong
Trường thi công quả không thường gặp
Của đến Thiêng Liêng gắn vẫy vùng.

                    Từ Thử

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thái Đầu Sư - Thái Thơ Thanh


Thái Đầu Sư
THÁI THƠ THANH
(1873-1950)


         Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, thế danh là Nguyễn ngọc Thơ, tên thật là Nguyễn văn Tơ, sanh năm 1873 tại quận Bãi Xàu tỉnh Sóc Trăng, sau lên Sài gòn lập nghiệp ở Tân Định. Thân sinh là Ông Nguyễn hưng Học, cháu ruột của Trung Quân Nguyễn văn Thiền (kêu bằng Chú ruột), vốn dòng trâm anh thế phiệt, trung hưng công thần.
         Thuở thiếu thời, Ngài theo Nho học, sau theo Tây học, rất ái mộ Phật giáo, phụng thờ cha mẹ rất hiếu hạnh. Ngài có làm Thơ Ký tại phòng Phiên dịch được ít lâu, sau nghỉ ở nhà, noi theo nghiệp làm thầy hốt thuốc Bắc của ông thân, rồi ra làm thầy hốt thuốc, lại cũng có phụ dịch nhựt trình cho Nhựt báo tỉnh.
         Sau đó, Ngài bước qua đường buôn bán, mở mang trước nhỏ, sau to, trở nên giàu có, mua được một sở Đại Thương Cuộc tại Sàigòn.
         Nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ cử Ngài làm Hội Đồng Thẩm Án tại Tam Tòa Sài gòn, tất cả trước sau được thưởng 7 Huân chương với 2 tấm Kim Khánh, Kim Tiền.
         Chánh thất của Ngài là Bà Bùi thị Đông, một phụ nữ khôn khéo bề tề gia nội trợ, thuận tùng theo chồng, tạo lập nhà cửa, phố xá tại Tân Định, sự nghiệp càng ngày càng thạnh lợi, bề thế lớn lao.
         Về sau, Ngài được ban cho phẩm Hàm Tri Huyện, nên người đời thường gọi Ngài là Ông Huyện Thơ.
         Ông Nguyễn Liên Phong, trong tập Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập, có làm bài thơ khen tặng Ngài Nguyễn ngọc Thơ :

          Làm trai chí khí trước sau bền,
          Án viện luận bàn hiển họ tên.
          Nề nếp ông thân khuôn những tạc,
          Phụng thờ từ mẫu thảo tâm đền.
          Dựng nền buôn bán ra đồ sộ,
          Cậy sức vợ hiền hiệp giúp nên.
          Nẻo lợi thâu vào thành nghiệp cả,
          Ơn nhờ che chở hộ hai bên.
         Con gái của Ngài Nguyễn ngọc Thơ là Nguyễn thị Hương, có chồng là Trương văn Tuấn, chủ nhà in Đức Lưu Phương ở Tân Định, sanh người con trai là Bác sĩ Trương văn Quýnh. Bà Nguyễn thị Hương cũng theo cha nhập môn vào Đạo Cao Đài, đắc phong phẩm Giáo Hữu ngày 14-Giêng-Đinh Mão (dl 15-2-1927) đàn cơ Phong Thánh Nữ phái kỳ I.
         Đầu năm Bính Dần (1926), Ông Phạm tấn Đãi, nhà ở Rạch Kiến, tỉnh Long An, thường chấp bút để học đạo. Ngày nọ, Ông chấp bút thì được lịnh Đức Chí Tôn dạy : "Con hiệp cùng Trung để đi độ Thơ."
          (Trung là Ngài Lê văn Trung, sau đắc phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, rồi Quyền Giáo Tông. Thơ là Ông Huyện Hàm Nguyễn ngọc Thơ, sau đắc phong Thái Đầu Sư).
         Ông Phạm tấn Đãi (sau đắc phong Khai Đạo HTĐ) vâng lịnh Đức Chí Tôn lên Sài gòn, tìm đến nhà Ông Cao quỳnh Cư để hỏi thăm nhà Ông Trung. Bà Cư đáp : " Ông Trung có ra đây, vừa mới đi lên nhà Ông Thơ."
         Ông Đãi hỏi thăm địa chỉ của Ông Thơ, liền đi lên Tân Định tìm nhà Ông Thơ, thì gặp Ông Trung tại đó.
         Ông Đãi liền trình bày Thánh giáo của Đức Chí Tôn dạy cho hai Ông xem. Ông Thơ xem xong nói : "Tôi muốn làm sao hai Ông cầu nguyện thế nào cho tôi chấp bút được thì tôi mới tin."
         Ông Trung liền chịu và bảo Ông Thơ phải trai giới 3 ngày, đồng thời hai Ông Trung và Đãi cũng ở đó hiệp nhau cầu nguyện.
         Ông Thơ chấp bút thông công được với các Đấng một cách tốt đẹp, nên Ông bằng lòng theo Đạo. Ông nói với Ông Trung và Ông Đãi làm thế nào để độ cho vợ của Ông là Bà Lâm ngọc Thanh đang ở Vũng Liêm theo Đạo luôn cho thuận chiều xuôi gió một đường.
         Ông cầu nguyện, Ơn Trên cho biết hiện giờ nầy Bà Lâm ngọc Thanh đang làm gì ở Vũng Liêm, cho biết từng chi tiết để Ông ghi chép, rồi hôm sau, Ông đánh điện kêu Bà lên Sài gòn. Khi Bà lên tới Sài gòn, Ông hỏi các hoạt động của Bà trong ngày vừa qua thế nào, thì Bà nói đúng như Ơn Trên đã mách bảo, không sai một mảy. Thế là 2 Ông Bà đều tin và theo Đạo.
         Hai Ông Bà Thơ bàn tính làm thế nào để độ thầy mình là Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo luôn. Ông Trung và Ông Thơ cậy Ông Đãi ra nhà Ông Cao quỳnh Cư để mời 3 Ông Cư, Tắc, Sang và Đạo hữu đến nhà Ông Thơ để lập đàn cầu cơ. Đàn cơ được kết quả, Đức Chí Tôn thâu phục được Hòa Thượng Như Nhãn.
         Tại nhà của Ngài Nguyễn ngọc Thơ ở Tân Định, Đức Chí Tôn cho phép mở một cái Đàn để thâu nhận những người mộ đạo, Ngài Thơ chứng đàn, phò loan là 2 Ngài : Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc.
         Ngày 2-7-Bính Dần (dl 9-8-1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Thơ làm Phối Sư phái Thái, cầm quyền Thái Chánh Phối Sư, Thánh danh là Thái Thơ Thanh.
         Ngày 17-2-Quí Dậu (dl 12-3-1933), Ngài Thái Thơ Thanh được thăng lên Quyền Thái Đầu Sư.
         Ngài Nguyễn ngọc Thơ có chấp nối thành vợ chồng với Bà Lâm ngọc Thanh ở Vũng Liêm, tục gọi là Bà Huyện Xây. Hai Ông Bà đều được Đức Chí Tôn độ theo Đạo, và về sau bà Lâm ngọc Thanh đắc phong Nữ Đầu Sư, Thánh danh là Lâm Hương Thanh. (Xem Tiểu sử của Bà nơi phần sau : Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh)
         Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh, nhờ giàu có sẵn, và một lòng tin tưởng vào nền Chánh giáo của Đức Chí Tôn, nên đã đem nhiều tiền bạc ra hiến cho Đạo trong buổi sơ khai để xây dựng nền móng cho Đạo, kể ra như sau :
         - Khi Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm Tự tại Gò Kén (Tây Ninh) cho Đạo Cao Đài làm Thánh Thất để tổ chức Lễ Khai Đạo, Ngài Thái Thơ Thanh xuất tiền ra tu bổ, sơn phết, trang trí lại thành một Thánh Thất Cao Đài, làm đường thông ra quốc lộ cho rộng rãi, cất thêm nhà cho bổn đạo ở làm công quả, vv. . . Nhờ vậy mới có chỗ rộng rãi tốt đẹp để tổ chức long trọng Đại Lễ Khai Đạo Cao Đài ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926).
         - Qua đầu năm 1927, Hòa Thượng Như Nhãn đổi ý, đòi chùa Từ Lâm lại, không hiến cho Đạo Cao Đài nữa, Đức Lý Giáo Tông dạy Ngài Thái Thơ Thanh hiệp cùng chư Chức sắc CTĐ và HTĐ đi coi mua 100 mẫu đất rừng tại làng Long Thành, với giá 25.000 đồng thuở đó để làm nơi xây dựng Tòa Thánh và các cơ quan Trung ương của Đạo, trả chùa Từ Lâm Tự lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Số tiền 25.000 đồng mua đất do Ngài Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh xuất ra cho Hội Thánh mượn, sẽ từ từ hoàn lại sau.
         - Ngài Thái Thơ Thanh xuất tiền in 10.000 tấm Thánh Tượng Thiên Nhãn Ngũ Chi khổ lớm để phát không cho bổn đạo lập Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn tại tư gia.
         Riêng phần Ngài Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh thì xuất tiền ra khai thác một sở rừng hoang để xây dựng Cực Lạc Cảnh, có ý muốn qui tụ các tăng ni Phật giáo qui hiệp về đây tu hành theo Tân pháp Đạo Cao Đài, nên lập ra nhiều cảnh tượng như : Quan Âm Các, Long Nữ Điện, Tây Vức Trì, đặt tên các con đường là : Phước Đức Cù, Di-Lạc Đạo. Tuy là cảnh tạm nơi cõi trần mà nghe qua như là cảnh Phật nơi cõi CLTG.
         Sau đây xin chép lại Sớ văn Phúc trình của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh (lúc đang cầm quyền Nữ Chánh Phối Sư) dâng lên Hội Thánh và Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ.

    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
    (Đệ lục niên)
         Chánh ngoạt, sơ nhị nhựt, Tân Vị, Khâm Thiên Tổng quản Tài Chánh, phụng sắc Chưởng quản tài liệu, Tổng lý Công viện, Lương viện, Hộï viện, Nông viện, Phổ Độ viện.
         Quyền Thái Đầu Sư Chủ Tọa Hội Thánh, Quản lý tạo tác Tổ đình, Thái Thơ Thanh kỉnh bút,      Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đệ lục niên, Chánh ngoạt, sơ tam nhựt, Tân Vị, Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh đề bút,
         Tượng mãn Đại Đạo hoằng khai Tam Kỳ Phổ Độ lưu truyền thiên vạn cổ, bủa khắp Ngũ Châu, thì nền Chơn đạo phải to tát mới ra cảnh tượng thể thống Đạo cả.
         Vì vậy mà hai tôi nong nả đêm ngày lo mở mang cuộc Thánh địa, chế ra nền Tây Vức, bởi công trường cực nhọc, trên nhờ sức thiêng liêng Đại Từ Phụ ban bố, mới xui khiến mua thêm được 100 mẫu đất rừng, của tư bổn vợ chồng tôi xuất ra mua, liên tiếp Thánh địa, nối dài ra tới Ngã ba Mít Một (Boulevard d'Anglais), bề mặt tiền trên 2000 mét, giáp ranh Bá Huê Viên, nối liền Động Đình Hồ, 1000 mét Thánh địa nữa, cộng chung là 3000 mét.
         Cầu nguyện Đức Chí Tôn ban ơn ngày sau Hội Thánh mở mang 3 phía là Đông, Nam, Bắc, mỗi phía 3000 mét, vuông vức cộng là 12.000 mét vuông, đặng xây vách thành cao lớn giáp 4 phía, dựng nên miền Tây Vức, đề hiệu là THÁI CỰC TOÀN ĐỒ.
         Trong chia ra 2 cuộc : Phía Chánh Bắc, xây cửa thành lớn, đắp nổi cao chữ "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ", lộ ra 4 chữ to tát là "ĐẾ THIÊN THƯỢNG HOÀNG"; còn phía Chánh Nam, cũng tại cửa thành y kiểu 3 mặt như nhau, đề hiệu là "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ", hiện ra 4 chữ "ĐẾ THÍCH PHẬT TỔ"; phía Chánh Tây, tạo một cuộc Ngũ Quang Môn, nghĩa là Đại Thành Môn, có 5 cửa Ngũ Chi Đại Đạo, hiện ra 4 chữ "THÁI CỰC TOÀN ĐỒ"; còn Chánh Đông Môn thì cửa thành y kiểu 3 phía đề hiệu là Tây Vức Cảnh.
         Trong Thái Cực Toàn Đồ chia ra làm 2 cuộc : Bên phía Bắc là BAÏCH NGỌC KINH, tạo tác Tổ Đình, có Bá Huê Viên, Động Đình Hồ, Đức Thế Tôn ngự mở cảnh thoát trần, Đức Di-Lạc giáng thế khai Long Hoa Hội. Hai bên là Rừng Thiên Nhiên, phía sau lập Cửu Viện, Thiên Phong đường, Đầu Sư đường, Chánh Phối Sư đường, Hộ Pháp đường, Thái Y viện, Dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất Sở, và Học đường, Dưỡng đường, với các xưởng Bá công kỹ nghệ.
         Còn các con đường : 1) Như Lai Đồ, 2) Di-Lạc Đạo, 3) Phước Đức Cù, 4) Oai Linh Tiên, 5) Bình Đặng Đồ, 6) Sử Quân Tử, 7) Thái Hòa Lộ, 8) Bình Dương Đạo.
         Còn bên phía Nam thì tạo CỰC LẠC VÔ VI CẢNH GIỚI là đắp con đường chữ Thập lớn dài từ Nam chí Bắc, từ Đông giáp Tây, gọi là TỨ TƯỢNG ĐỒ biến BÁT QUÁI, chính giữa Ngã Tư biến ra Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Giữa trung tim, un đúc một cảnh Nội Điện Đế Thích, giống in như cuộc cổ tích trên chốn Đế Thiên gần nước Xiêm La vậy.
         Phía bên hữu Tây Bắc thì tạo Quan Âm Các, phía bên tả Tây Bắc thì dựng Long Nữ Điện. Phía bên hữu Đông Bắc thì cất Tòa Kinh Viện 15 căn lầu 3 từng nóc. Phía bên tả Đông Nam thì xây nơi Tô Sơn, trên chót đỉnh có đảnh cốt Đức Thế Tôn nằm qui Niết Bàn, bề dài 12 thước tây, trên đảnh trung có thạch động Phổ Đà Sơn, Đức Từ Hàng Đạo Nhơn thành Phật, ấy là 5 cuộc to lớn.
         Còn các cuộc nhỏ khởi tạo trước là : tạo Thất Bửu Tháp, đào Tây Vức Trì, cất Thưởng Liên Đình, tạo Từ Thiền Lâm. Trong cuộc Từ Thiền có 3 con đường cái : 1) Bát Nhã Đạo, 2) Bồ Đề Lộ, 3) Như Ý Cảnh. Lựa những bậc chơn tu trường trai khổ hạnh, từ trung thừa sắp lên mới cho vào trong cuộc Từ Thiền Lâm nầy, vuông vức 500 công.
         Ấy là bên hướng Nam. Còn bên hướng Bắc thì Thái Bình Địa, cũng 500 công, cất Chợ Từ Bi, Nhà Thương, Nhà Thí, Nhà Mát, Nhà Nghỉ cho bực tín đồ nhập môn theo Hạ thừa sắp lên thì được phép ở.
         Ước mong ngày sau, Hội Thánh mở mang cuộc Thánh Địa nầy cho giáp hết khoảng núi Điện Bà đặng ra vẻ nền Chơn đạo.
         Trân trọng một bài kính cáo, nguyện cầu Đạo mạch hoàn toàn lưu truyền, trăm họ trước sau an nhàn.
         Thái Thơ Thanh, Lâm Hương Thanh kỉnh đề.
         Chuyển đạt Thiên Đình, ngưỡng vọng Đại Từ Phụ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chứng chiếu.
         Ngu đệ tử phục thủ bá bái.

         Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài Thái Thơ Thanh :
         TNHT. II. 6 :
          " THƠ, nghe dạy :
         Thời kỳ Mạt pháp nầy khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự Hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
         Thầy đến chuyển Đạo, lập lại Vô Vi, các con coi thử bên nào Chánh lý : Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ Vô Vi chẳng thế nào diệt đặng.
          Thơ ! Thầy đã khiến con đi Đế Thiên Đế Thích đặng xem cho tạng mặt Hữu hình, nội thế gian nầy ngày nay ai cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng ? Lòng đạo đức của con, Thầy thấy rõ, nhưng thời giả dối đã qua, thời kỳ chân thật đã đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn của mà gìn giữ sự giả dối.
         Chẳng cần chi con lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên Bảo Sanh là bổn nguyên Thánh chất Thầy.
         Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn về Thầy." . . . .
         Các Đấng thiêng liêng giao cho Lục Nương DTC giáng cơ trả lời Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh về Tờ Sớ xin làm Cực Lạc Cảnh và Thái Cực Đồ. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng mở đầu, sau đó nhượng cơ cho Lục Nương.


          NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN
          Mặt nhựt rạng nhờ trời thanh bạch,
          Cõi trần may nhờ khách đức dày.
          Mùi hương sen Phật đã bay,
          Từ bên Đông Á phô bày Tây Âu.
          Nước hằng sống rửa bầu thế sự,
          Khiến nguyên nhân đổi dữ theo lành.
          Vạn bang dẹp cuộc chiến tranh,
          Lập cơ thoát khổ độ sanh muôn loài.
          Kẻ vì mị đoái hoài giả đạo,
          Kẻ hay tin quái giáo gây trò.
          Nguyên nhân lỡ bước ai lo,
          Đon đường Cực Lạc đưa đò mê tân.
          Khá hiểu nghĩa Thiền Lâm cho chóng,
          Các nguyên nhân trông ngóng bấy lâu.
          Biết thân lại đợi ai cầu,
          Tái cầu, Lục Nương tiếp :
          Cầm gươm thần huệ soi lầu nguyệt quang.
          Dục thế tục an nhàn lấy phận,
          Cửa Thiên cơ khỏi vấn vương oan.
          Để chân vào cõi Niết Bàn,
          Thoát vòng luân chuyển may đàng tầm duyên.
          Tu đặng phép nhà Thiền ít kẻ,
          Những đam mê theo lẽ dối đời.
          Sa môn chánh pháp đổi dời,
          Con buôn cửa Phạm gạt người thiện tâm.
          Khá hiểu nghĩa Thiền Lâm cho rõ,
          Các thinh âm chẳng có cửa Không.
          Bớt điều sắc tướng hoàn vong,
          Bớt điều hồ mị nhọc lòng phạn hương.
          Bớt những lẽ người đương mê tín,
          Nhập Tịnh gia cậy lịnh Thích Ca.
          Bớt điều làm sãi bó ma,
          Đưa linh lại mượn có nhà minh sanh.
          Bớt những lẽ giựt giành bái phước,
          Lấy Vu Lan đặng được ấm no,
          Bớt kinh bớt xá dâng thơ,
          Mã môn con hát giả đò giải khiên.
          Bớt cậy Phật lập quyền Địa Ngục,
          Bớt đồ mưu lấy phục Di-Đà.
          Bớt phương giải nạn tinh ma,
          Lập nên danh phận cho nhà quỉ tăng.
          THÁI THƠ THANH,
          Anh khá kiếm lời răn của Phật,
          Lấy từ bi dìu dắt sa môn.
          Phật tăng như xác không hồn,
          Lấy câu cứu khổ làm môn độ đời.
          Anh khá mở cho rồi Cực Lạc,
          Lập đường tu cho các chư sơn.
          Tùng theo Tân Pháp Chí Tôn,
          Đường tu cửa Phật may huờn như xưa.
          EM nói rõ cho vừa ANH hiểu,
          Bác Thiền Lâm, tùng kiểu Tam Kỳ.
          Phép mầu hai chữ Từ Bi.
          THĂNG
         Đức Chí Tôn giáng cơ tiết lộ cho biết, nguơn linh của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là Đức Từ Hàng Bồ Tát, còn của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh là Long Nữ, đồ đệ của Đức Quan Âm Bồ Tát, và của Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh là Văn Thù Bồ Tát :
    " Thơ, con đừng lo lắng về Chơn Thần con lắm vậy, nghe . . . Nhiều phen Thầy nghe con vái, nhưng mà ngày giờ chưa đến, nên Thầy chưa nói, ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu : Con là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát, con đã hiểu rồi, vậy từ đây, phải biết mình trân trọng mà trau giồi tánh hạnh nghe ! ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

         CHÚ THÍCH :
          (1) Nương : là tên của Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh.
         Chơn linh của Đức Quan Âm Bồ Tát là của Đức Từ Hàng Bồ Tát biến sanh. Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh có chơn linh cùng với Quan Âm Bồ Tát, tức là cùng có một gốc là Chơn linh của Đức Từ Hàng Bồ Tát.
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
         Sau đây xin chép lại Bài : Đức Phạm Hộ Pháp xuất vía về Bạch Ngọc Kinh và Cực Lạc Thế Giới, thấy Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, tức là Chơn linh của Đức Từ Hàng Bồ Tát giáng trần, vào năm Đạo thứ 2, tức là năm Đinh Mão (1927) :
          " Lúc mở Đạo ở Nam Vang (Tần quốc), Đức Phạm Hộ Pháp xuất Chơn thần về Thiên đình, qua Bạch Ngọc Kinh và CLTG, thấy Cửu phẩm Liên Hoa, nên thuật y câu chuyện lại cho Ngài Thái Thơ Thanh nghe như vầy :
         Đương lúc mơ màng, Chơn thần liền xuất đi thấy ngồi trên một cái xe ngựa, day qua thấy cảnh Thất thập nhị Địa, qua đến Tứ Đại Bộ Châu, nhìn thấy Đức Chí Tôn đứng trên Tòa Kim Khuyết, Đức Lý Giáo Tông cũng đứng trên bàn, kế Chức sắc Thiên phong, mấy vị Đạo tâm đứng hầu Ngài.
         Chừng sắp trận Đại chiến với Quỉ Vương trên Thiên đình, Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thắng trận, chúng Quỉ đều chạy tan vỡ, rồi kéo nhau qua CLTG, chừng đến cửa Niết Bàn thì thấy Ngài Thái Thơ Thanh cầm bửu kiếm ngồi trên lưng con Kim Mao Hẩu, trấn thủ CLTG.
         Lúc ấy Đức Hộ Pháp hỏi Ngài Thái Thơ Thanh rằng :
          - Anh về trên nầy hồi nào vậy ?
         Ngài Thái Thơ Thanh trả lời :
         - Tôi phải về trước để rước chư Hiền hữu.
         Đức Phạm Hộ Pháp ngó ra ngoài thấy các vị Đại Đức đứng lao nhao lố nhố, đoàn ba lũ bảy, đến yêu cầu Ngài Thái Thơ Thanh cho họ nhập vào CLTG.
         Ngài Thái Thơ Thanh không cho ai vào cửa hết, làm Đức Hộ Pháp động lòng, hỏi rằng :
          - Tại sao Anh không cho họ vào ?
         Ngài Thái Thơ Thanh trả lời :
          - Ngài không nhớ hồi đó chúng ta độ họ không đặng sao ? Nếu người nào không nhập môn làm môn đệ của Đức Chí Tôn thì không thể gì vào được, vì các đạo giáo đều bị bế, chỉ có Đại Đạo Chánh Truyền dưới quyền của Di-Lạc Vương tận độ, mà điều trọng yếu hơn hết là không có lịnh của Ngọc Hư Cung, tôi đâu dám cho họ vào. Nếu tôi cho họ vào, họ bị cây Giáng Ma Xử của Anh thì Anh nghĩ sao ? Không cho họ vào là cứu Linh hồn của họ vì họ có công tu. Nếu cượng lại mà cho vào thì họ sẽ bị lửa Thái Cực trong chữ VAÏN đốt cháy ra tro mạt, mình lại có tội nữa mà chớ. Tốt hơn hết là để họ trở lại Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mà đợi thời gian, rồi họ sẽ tái kiếp, sẽ tu, rồi về sau. Hữu duyên mới gặp Tam Kỳ độ.
          Đức Phạm Hộ Pháp ngó vào cửa CLTG thấy chữ VAÏN quay cuồng trông như cái chong chóng, hào quang chiếu diệu sáng ngời. Không có lịnh cho vào, mà chơn linh nào vào gần đó thì bị đốt tiêu ra tro mạt.
         Nên thảm thương thay cho các vị Đại Đức đã dày công tu luyện mà khi về đến cõi Tây phương, chẳng đặng nhập vào cõi CLTG.
         Nên họ phát ra nhiều tiếng rên siết rầm rĩ, họ xúm nhau, đoàn năm lũ bảy, kẻ thì tụng kinh, người thì đánh chuông cầu nguyện, kẻ đánh mõ vang dậy.
         Phần thì con Kim Mao Hẩu hả miệng nhăn răng le lưỡi rất dữ tợn, nên không vị nào dám đến gần cửa CLTG.
         Ấy là đúng theo Thánh giáo của Đức Chí Tôn đã tiên tri hồi mới Khai Đạo năm Bính Dần, các Đạo bị bế lại, thảm thương cho các con, tu có công mà thành chẳng đặng. Nếu không đi vào con đường Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì không thế gì nhập vào CLTG cho đặng.
         Chừng tới giờ Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ kéo cờ về tới cửa CLTG, thì Ngài Thái Thơ Thanh, ngồi trên lưng Kim Mao Hẩu, tay cầm bửu kiếm, chỉ ngay chữ VAÏN thì cửa CLTG hóa ra to lớn rộng rãi vì chữ VAÏN đã ngừng quay. Đức Hộ Pháp dẫn đầu đi vào trước, kế là những vị Đại Đạo Tam Kỳ và Đức Lý Giáo Tông tiến vào, sau mỗi vị đều có dấu hiệu cờ cùng sắc phục khác nhau.
         Lần lượt liên tiếp, Đức Lý Giáo Tông dẫn vào 9 ức nguyên nhân , chừng vào xong, kiểm soát lại, Đức Hộ Pháp nghe trong Niết Bàn hô lớn lên rằng : Còn thiếu một ức nữa.
         Đức Hộ Pháp vội vàng muốn trở lại trần gian đặng độ tiếp cho đủ, thì có lịnh của Đức Chí Tôn phán rằng :
         - Không hề chi đâu con, Cửu nhị ức Nguyên nhân mới độ về có 9 ức, thì lần lượt sau cũng độ hết đặng.
         Chừng nghe xong, Đức Hộ Pháp mới yên lòng.
         Nhưng còn nghe văng vẳng bên tai rằng : " Phương pháp độ rỗi chỉ khuyên lơn các Chơn linh, dầu Nguyên nhân hay Hóa nhân, đoạt được chữ HÒA với chữ NHẪN, mới về cửa nầy được. Dầu cho vạn kiếp sanh dày công tu luyện mà còn ganh ghét thì sẽ bị vào tay Chúa Quỉ, không trông mong gì về cùng Thầy được."
         Đến đây, Đức Hộ Pháp ghi nhớ tỉ mỉ, để rồi biên chép lại cho các Chức sắc Kim Biên xem và đem về Tòa Thánh Tây Ninh cho Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh biết rõ tự sự.
         Đức Ngài dạy sao ra nhiều bổn để lưu truyền đến ngày sau trau thân học Đạo."
         Năm 1950, Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh trở về nhà riêng ở Tân Định Sài gòn để dưỡng bịnh. Ngài bị một bọn cướp ăn mặc giả trang là người thân đến thăm, lọt được vào nhà, chúng ám hại Ngài để cướp bóc tiền của và vàng bạc.
         Ngài qui vị ngày 21-7-Canh Dần (dl 3-9-1950) hưởng thọ 77 tuổi.
         Hội Thánh hay tin, đem Liên đài xuống Sàigòn để tẫn liệm thi thể rồi rước về Tòa Thánh Tây Ninh làm lễ Đạo táng rất long trọng. Liên đài nhập Bửu tháp, xây tại Đông Lang Tòa Thánh, và đem bửu ảnh thờ nơi Báo Ân Từ.
         Bài thài hiến lễ Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh :

          Tu thân giáo hóa chỉnh đời thanh,
          Đồng chúc lê dân hưởng phước lành.
          Cõi tục cầu an kinh tụng niệm,
          Lời truyền nguyện thấu đến cao xanh.
          Mưa nhuần gió thuận NghiêuThang tịnh,
          Nắng tốt tuyết hòa Thuấn Võ thanh.
          Đồng hưởng đời đời câu thạnh trị,
          Tiêu diêu khoái lạc chí hùng anh.
         Bài thài nầy về sau được Hội Thánh dùng làm bài thài hiến lễ chung trong Lễ cúng kỷ niệm và tế lễ các vị Nam Nữ Đầu Sư quá vãng hằng năm.
         Ngày mùng 8-4-Nhâm Dần (dl 5-8-1962), tại Thánh Tịnh Huỳnh quang Sắc ở Bình Đông, Chợ Lớn, Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh có giáng cơ cho bài thi ngụ ý cho biết Ngài trở về cõi thiêng liêng được đắc phong là Từ Hàng Đạo Nhơn.

          THI :
          TỪ bi xây dựng lập ban vui,
          HÀN mặc viết tu bước thẳng xuôi.
          ĐẠO lý sáng soi dìu khách tục,
          NHƠN luân tô điểm tợ hoa tươi.
          NGUYỄN gia gội phước gìn nên một,
          NGỌC quí đượm màu giữ vẹn mười.
          THƠ phú Thần Tiên ngâm hiểu nghĩa,
          Giáng khuyên rán học đạo làm người.
         Khoán thủ 8 câu thơ trên là : Từ Hàn(g) Đạo Nhơn Nguyễn Ngọc Thơ giáng.      Tiếp theo, ngày 15-9-Nhâm Dần (dl 13-10-1962), cũng tại Thánh Tịnh Huỳnh quang Sắc, Ngài Thái Thơ Thanh giáng cơ ban cho Kinh Nhạc Đạo Hành Ca, giảng giải về Đạo lý :

          " Từ tâm cứu khổ độ quần sanh,
          Hàng uyển chỉnh tu tạo sống lành.
          Đạo lý gieo truyền gầy hạnh lạc,
          Nhơn luân bồi đắp tạc thinh danh.
          Nguyễn gia phước huệ nêu màu đẹp,
          Ngọc tốt tinh vi rạng sắc thanh.
          Thơ viện sáng soi gìn giác thế,
          Giáng phân lẽ phải gắng thi hành.
          " Đàn nay, Bần đạo thừa vâng sắc lịnh của Đức Chí Tôn giáng tả Kinh NHẠC ĐẠO HÀNH CA quyển nhứt trên đường khai thông chuyển hóa.

          TỰA KINH :
          NHẠC lòng hòa tấu bản Đường Tu,
          ĐẠO đức sáng soi vẹt ngút mù.
          HÀNH hóa cảm thông khai mạch sống,
          CA ngâm đúng điệu tỉnh phàm phu.
          " Nhạc Đạo Hành Ca là những điệu sóng đàn lành mạnh hòa nhịp bản ca đạo đức, là những giọng dịu hiền giác hóa khách trần đi trên khúc quanh mê lộ.
          NHẠC ĐẠO hồn quê gọi kêu người lạc lối,
          HÀNH CA lý tưởng khai triển bước quang vinh. "
         Câu đối :
          "Nhạc Đạo Tam Kỳ giác ngộ trần mê khai tâm chuyển hóa,
          Hành Ca nhứt lộ xiển dương chánh pháp bỉnh tánh hồi nguyên."

         Thầy chẳng nói ra căn cội của Nương (1) e con giận. Vậy Thầy cũng nói luôn thể để anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à ! Nó lập ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành đạo cho tới ngày 2 con đến đắc quả đặng trở về cùng Thầy.
          Lâm thị Ái Nữ, như lời Thầy nói thì hai con phải thương yêu nhau hơn nữa, hầu sau khỏi thẹn với nhau, nghe con !" (ĐS. II. 177)

Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh


Nữ Đầu Sư
LÂM HƯƠNG THANH
(1874-1937)


         Bà Lâm Hương Thanh, thế danh là Lâm ngọc Thanh, sanh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là Bà Trần thị Sanh.
         Bà Lâm ngọc Thanh là vợ của Ông Huyện Huỳnh ngọc Xây, nên Bà thường được người ta gọi là Bà Huyện Xây, là một nghiệp chủ rất giàu có tại Vũng Liêm. Ông và Bà có một người con gái tên là Huỳnh thị Hồ.
         Sau nầy Ông Huyện Xây chết, Bà gá nghĩa với Ông Huyện Hàm Nguyễn ngọc Thơ, một nghiệp chủ ở Tân Định Sài gòn. Hai Ông Bà đều hâm mộ Phật giáo, nên đều qui y theo Phật giáo, thọ giáo với Hòa Thượng Như Nhãn, trụ trì Chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ Lớn.
         Bà Lâm ngọc Thanh rất sùng kính Đức Phật Thích Ca, nên kế bên biệt thự của Bà ở Vũng Liêm có lập một ngôi chùa Phật để gia đình Bà cùng với dân chúng xung quanh có nơi chiêm bái.
         Bà Lâm ngọc Thanh được Đức Chí Tôn độ, nhập môn vào Đạo Cao Đài ngày mùng 6-6-Bính Dần (dl 16-7-1926).
         Bà hiến dâng một phần sản nghiệp vĩ đại của Bà để giúp Đạo trong buổi sơ khai có được phương tiện hoằng hóa mối Đạo Trời. Bà biến ngôi chùa do Bà xây dựng ở bên cạnh nhà thành một Thánh Thất, thờ Đức Chí Tôn, để những người trong vùng đến đó nhập môn cầu Đạo. Ai thiếu kinh để tụng niệm thì Bà in kinh phát cho không, ai thiếu Đạo phục thì Bà giúp đỡ may sắm.
         Với tình thầy trò giữa Hòa Thượng Như Nhãn và Ông Bà Nguyễn ngọc Thơ, Hòa Thượng Như Nhãn bằng lòng hiến ngôi chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén Tây Ninh cho Đạo Cao Đài dùng làm Thánh Thất tạm, tổ chức Lễ Khai Đạo, vả lại khi cất ngôi chùa nầy, Ông Bà Thơ đã đóng góp một số tiền lớn.
         Trong ngày Đại Lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm Từ Lâm Tự, ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), Bà Lâm ngọc Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh là Lâm Hương Thanh. (TNHT. II. 13)
         Từ ấy, Bà lo phổ độ nhơn sanh khắp các tỉnh, khi khai đàn, lúc thượng tượng, giảng đạo, đọc Thánh ngôn cho nhơn sanh thấu hiểu Đức Chí Tôn giáng trần lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là để chấn hưng Phật giáo lại cho hoàn toàn, qui nguyên Tam giáo, phục nhứt Ngũ Chi.
         Trong kỳ Phong Thánh Nữ phái lần thứ I ngày 14-1-Đinh Mão (dl 15-2-1927), Đức Chí Tôn thăng Bà lên phẩm Nữ Phối Sư, cầm đầu Nữ phái, và phong người con gái của Bà, Cô Huỳnh thị Hồ, vào phẩm Nữ Giáo Sư, Thánh danh Huỳnh Hương Hồ.
         Nhờ có phương tiện xe hơi nhà của Bà giúp cho Đạo nên việc đi lại phổ độ nhơn sanh của quí Chức sắc lúc bấy giờ được mau lẹ dễ dàng.
         Khai Đạo tại chùa Gò Kén được 3 tháng thì Hòa Thượng Như Nhãn đổi ý, đòi chùa Từ Lâm Tự lại, không hiến cho Đạo Cao Đài nữa, và bắt buộc Hội Thánh phải dời đi nơi khác hành đạo. Hội Thánh họp lại, lo đi tìm mua đất đặng cất Tòa Thánh.
         Theo sự hướng dẫn của Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch, Hội Thánh hỏi mua được một miếng đất của Ông Kiểm Lâm người Pháp, tại làng Long Thành tỉnh Tây Ninh. Ông Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh cho Hội Thánh mượn số tiền 25.000 đồng để mua đất và khai phá rừng, cất Tòa Thánh tạm bằng cây ván, để dời cơ sở từ chùa Từ Lâm về đất mới.
         Bà Lâm Hương Thanh lãnh lịnh của Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, lo việc giao thiệp với Chánh quyền Pháp, xin mở cửa những Thánh Thất nào bị chánh quyền áp chế đóng cửa trước đây. Bà làm đơn cam kết Đạo Cao Đài là Phật giáo chấn hưng, thuần túy tu hành, không làm điều gì sai luật của chánh phủ.
         Bà Lâm Hương Thanh và Ngài Thái Thơ Thanh xuất tiền riêng ra mua thêm một miếng đất rừng nữa, từ ngã ba Ao Hồ vào giáp với miếng đất đã mua cất Tòa Thánh, để tạo cảnh Cực Lạc Thế giới, gọi là Cực Lạc Cảnh. (Xem lại Tiểu sử của Ngài Thái Đầu Sư Thái Thơ Thanh)
         Ngày mùng 9-3-Kỷ Tỵ (dl 16-4-1929), Bà Lâm Hương Thanh được thăng phẩm Nữ Chánh Phối Sư, chưởng quản các tín đồ Nữ phái.
         Năm 1933, Tòa Thánh tạm cất bằng cây ván hư nát nhiều, Hội Thánh bàn tính việc xây cất Tòa Thánh bằng xi măng cốt sắt cho chắc chắn vĩnh viễn, theo họa đồ của Đức lý Giáo Tông chỉ vẽ, tổn phí giai đoạn đầu ước tính 20.000 đồng, mà Đạo lúc ấy còn nghèo, số tín đồ còn ít, nên không đủ tiền mua vật liệu. Ngài Thái Thơ Thanh và Bà giúp Hội Thánh một số tiền lớn để khởi công đào móng xây dựng.
         Lúc ấy, nơi Tòa Thánh, các Chức sắc cao cấp trong Hội Thánh bị nội khảo, rồi ngoại khảo, nên việc xây cất Tòa Thánh phải đình trệ hoài, sự tiến triển chẳng có gì đáng kể.
         Đến năm 1936, cơn khảo đảo đã lắng yên, Đức Phạm Hộ Pháp cầm quyền Hội Thánh, quyết tâm tiến hành xây dựng Tòa Thánh, bởi vì Tòa Thánh là thể diện của Đạo, nhưng lúc đó, nơi tủ của Hộ Viện cất tiền quỹ của Hội Thánh chỉ có vỏn vẹn 1 đồng rưỡi.
         Đức Phạm Hộ Pháp liền đi Vũng Liêm gặp Bà Lâm Hương Thanh để thương lượng và sắp đặt. Bà chỉ cho Đức Hộ Pháp thấy lúa của Bà trong kho còn đầy ắp, chưa bán được vì kinh tế khủng hoảng, giá lúa quá thấp, chỉ có 2 cắc 1 giạ, nên Bà không có sẵn tiền mặt.
         Sau đó, Bà vào tủ sắt lấy ra một cái hộp lớn đựng đầy vàng và hột xoàn, cẩm thạch, trao cho Đức Phạm Hộ Pháp. Bà bảo Đức Phạm Hộ Pháp đem về Sài gòn cầm thế nơi Nhà băng thì đặng lối 100.000 đồng bạc Đông Dương, để lo xây cất Tòa Thánh.
         Đức Phạm Hộ Pháp suy nghĩ, mượn thì dễ, mà làm sao Hội Thánh sau nầy có đủ tiền chuộc lại số vàng và hột xoàn nầy để trả lại cho Bà, nên Đức Phạm Hộ Pháp không dám lấy. Bà mới nói với Đức Phạm Hộ Pháp trong tình thân mật như Chị với Em :
         - Chị tin Em, Em cứ khởi công làm, làm thì được, từ cái không mà sẽ có tất cả.
         Năm Đinh Sửu (1937), Đức Phạm Hộ Pháp cùng Hội Thánh đi Nam Vang lo Đạo sự nơi đó, giao cho Bà ở nhà lo ngoại giao với nhà cầm quyền Pháp ở những nơi nào Đạo bị làm khó dễ. Bà đi hầu Tòa, rồi trở về, kế đó lâm bịnh.
         Bà qui vị vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (dl 17-5-1937) đúng vào ngày Lễ Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại quê nhà ở Vũng Liêm, hưởng thọ 64 tuổi.
         Đức Phạm Hộ Pháp lúc đó đang hành đạo ở Nam Vang, được tin điện, cấp tốc trở về để cùng Hội Thánh lo tang lễ cho Bà.
         Một điều huyền diệu là khi Bà Lâm Hương Thanh còn sống thì Ba lo đi ngoại giao với chánh quyền Pháp về việc Đạo, rồi khi thoát xác đăng Tiên, Bà cũng lo y như vậy. Số là Đạo xin phép khai đàn, nhà cầm quyền Pháp lúc đầu thì cho, sau lại cấm. Hội Thánh chưa biết tính sao thì Bà liền giáng cơ nói : Để Bà lo việc đó cho và yêu cầu Hội Thánh cử người đến xin, kỳ sau thì được dễ dàng. Quả đúng y như vậy.
          Sau khi Bà qui vị được 17 ngày, đến ngày 25-4-Đinh Sửu (dl 3-6-1937), Bà được Đức Chí Tôn ân tứ lên phẩm Nữ Đầu Sư, vì Bà là người có đại công với Đạo trong buổi sơ khai và là chị cả của Nữ phái, dìu dẫn đàn em Nữ phái.
         Về sau, Hội Thánh đem hài cốt của Bà ở Vũng Liêm về Tòa Thánh, đặt vào Bửu tháp Nữ Đầu Sư, xây ở phía Tây Lang Tòa Thánh, và tượng của Bà được tạc ở mặt tiền Tòa Thánh, phía bên Nữ phái, trên Lôi Âm Cổ Đài, để nhơn sanh chiêm ngưỡng một bậc Chức sắc đại công của Đạo.
         Bài thi để làm Bài Thài tế điện Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh :

          Đầy giỏ Hoa Lam chất ái tình,
          Y theo mặt luật của khuôn linh.
          Thử căn linh thể nơi phàm tục,
          Mới hưởng hồng ân chốn ngọc đình.
          Nam Hải là bờ ao Thất Bửu,
          Tây Ninh nền tổ quán Tam Thanh.
          Thuyền từ trở lái lìa sông lệ,
          Nhớ bạn chơn mây gởi tấc thành.
         Tại Đền Thánh, đêm mùng 7 rạng mùng 8 tháng 4 năm Kỷ Sửu (dl 5-5-1949), là ngày Vía Đại Đàn cúng Đức Phật Thích Ca, và cũng là ngày Lễ Kỷ niệm Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh đăng Tiên, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về nguyên căn của Bà, xin trích ra sau đây :
          " Đêm nay là Vía Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni mà cũng là ngày vía Chị Cả của chúng ta là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh.
         Chẳng biết ngẫu nhiên hay là tiền định mà Bà Nữ Đầu Sư qui liễu nhằm ngày Vía Đức Phật Thích Ca. Theo Bần đạo hiểu biết, tưởng những người ái mộ Đạo Phật nồng nàn hơn hết, chúng ta có thế nói rằng : Bà Nữ Đầu Sư cũng là người đứng đầu sổ của thiên hạ vậy.
          Trước ngày Đức Chí Tôn mở Đạo, Bà Đầu Sư duy có biết Đạo Phật mà thôi, chính miệng Bà thuật lại với Bần đạo như vậy. Từ bé, Bà chỉ để tâm ham mộ Đạo Phật. Đức Chí Tôn đứng vào Phật vị, nên Bà thương lắm, thương một cách nồng nàn. Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài, tức nhiên là Đức Chí Tôn mở Phật giáo Chấn hưng đó vậy.
         Ngày nay là Lễ của Đức Phật Thích Ca và của Chị chúng ta, chúng ta nên để tâm cầu nguyện Chơn linh của Ngài và của Bà, tức nhiên Long Nữ, cả thảy chúng ta đều biết cái bí mật ấy.
         Bà Nữ Đầu Sư, Chơn linh là Long Nữ. Long Nữ là ai ? Thật ra, là người hầu của Đức Phật Quan Âm Bồ Tát đó vậy.
         Bần đạo hiểu về cái thuyết bí mật của Đức Quan Âm Bồ Tát, đã lãnh trách nhiệm trọng yếu, vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật, chưởng quản điều khiển Bát Nhã Thuyền.
         Vì cớ cho nên Đức Quan Âm Bồ Tát không thể giáng trần được, chính mình Long Nữ là người hầu của Đức Quan Âm tình nguyện giáng trần đặng hiệp với các Chơn linh khác, các Cung các Điện và Hộ Pháp, đặng mở nền Chánh giáo của Đức Chí Tôn, hầu tạo cơ giải thoát, tận độ vạn linh."
         Sau đây, xin chép lại một bài giáng cơ của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh tại Hộ Pháp Đường, đêm 1-1-1946, phò loan: Khai Đạo và Sĩ Tải Lợi.

          " Chào Trí Thanh, cùng mấy em.
          LÂM tuyền đã ẩn mấy thu sang,
          HƯƠNG đượm nhuần trăng đã lố màn.
          THANH thủy châu về huờn kiếm báu,
          Đề danh đến buổi đất nhà an.
         Khai Đạo bạch : . . . . . . . . . .
         - Đây hết buổi phong ba, đến hồi an tịnh. Vậy mà không sao. Mình muốn cho yên, trước phải loạn, sau mới yên được. Muốn nước đang đục lóng trong thì phải quậy trộn cho dữ mới lóng bùn được.
         Đạo có khảo mới cao. Chức sắc bị khảo mà chịu nổi mới có giá trị. Học trò chịu khảo thí mới lãnh cấp bằng. Nếu từ chối thì rớt. Thế thường học nhiều đậu ít.
         Còn nơi đây là Trường Công Quả, vậy vị nào muốn xứng đáng môn đệ của Đức Chí Tôn thì chẳng bao giờ ngần ngại các việc công quả, cho chung Thánh Thể Đức Chí Tôn, cũng do nơi mấy em đào tạo về mặt ngoại giao.
         Vậy có câu :
          Ái nhơn, nhơn hành ái chi,
          Bất ái nhơn, nhơn hành bất ái chi.
          Kỉnh nhơn, nhơn hành kỉnh chi,
          Bất kỉnh nhơn, nhơn hành bất kỉnh chi.
         Có cảm mới có ứng. Nên hiểu lọc lừa đi cho khéo, đồ cho trúng thời đắc chí sở nguyện.
         Tâm vững, cầm lèo lái chạy qua bỉ ngạn. Tuy sóng to gió lớn, lượn sóng xuôi sẽ chạy, miễn rằng ngó phía trước thuyền, tránh cho lẹ những đồ vật ngăn cản.
         Sĩ Tải Lợi bạch : . . . . . . . . . . . . .
         - Sợ không quen sóng gió, buồn mữa. Nếu có mữa thì uống nước chanh . Mình ăn phủ bì chúng nó mà.
         - Em Thái Khý Thanh, nhờ mới để bộ râu nên vuốt râu thả mồi câu chúng nó. Nó mảng nghĩ nhìn bộ râu, quên cả sự nghiệp, đành chịu phọt phe.
         Ước mong sao mấy vị trong đám cầm cờ chỉ nẻo Cửu Trùng đồng phun râu, chúng nó mới kinh hãi.
         Qua mừng và khen tặng Chú Khách nầy làm gương cho kẻ Việt.
          Nam Hải Prasey ấy vẫn gần,
          Hai đàng buổi trước lại đồng thân.
          Nhớ nhau khuyên nhủ đôi lời tặng,
          Cùng bạn khi xưa lúc ở trần.
          THĂNG

Khai Pháp Trần Duy Nghĩa


Khai Pháp
TRẦN DUY NGHĨA
(1888-1954)


         Ngài Trần duy Nghĩa, sanh năm Mậu Tý (1888) tại làng Thành Phô, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công.
         Thân phụ là Ông Trần duy Quyền và Thân mẫu là Bà Đặng thị Lâu, đều ở Gò Công.
         Hiền nội của Ngài Trần duy Nghĩa là Bà Hồng thị Đỏ (Cô ruột của Cựu Đại Tá Hồng Sơn Đông). Hai Ông Bà chỉ sanh được một người con trai, đặt tên là Tháp, nhưng chẳng may mất sớm lúc mười mấy tuổi. Hai Ông Bà không sanh con thêm, nên xin 2 người con gái để làm con nuôi :
         - Một người tên Nguyễn thị Lụa, là cháu ruột kêu bằng Dì của Bà Hồng thị Đỏ.
         - Một người tên là Trần thị Huê, là cháu ruột của Ngài Trần duy Nghĩa.
         Ngài Trần duy Nghĩa làm công chức Sở Hỏa Xa thời Pháp thuộc.
         Năm Bính Dần (1926), Đức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn đi xuống Gò Công gọi Ngài Trần duy Nghĩa. Vì Ngài là một nguyên nhân giáng phàm có nhiệm vụ tiền định, nên Ngài liền vâng chịu đi theo Đức Phạm Hộ Pháp, nhập môn làm môn đệ của Đức Chí Tôn, và kể từ đó, Ngài luôn luôn theo sát Đức Phạm Hộ Pháp để hành đạo.
         Ngài Trần duy Nghĩa được Thiên phong Khai Pháp, cùng một lượt với chư vị Thời Quân khác khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền HTĐ ngày 12-Giêng-Đinh Mão (dl 13-2-1927).
         Ngài hợp cùng Ngài Tiếp Pháp Trương văn Tràng thành cặp Phò loan truyền đạo lúc ban sơ, và sau đó trở thành cặp Phò loan chuyên về Bí Pháp.
         Ngày 11-2-1933 (âl 17-Giêng-Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung hiệp cùng với Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên ra một Thông Tri thăng phẩm Quyền Đầu Sư cho 3 vị Chánh Phối Sư là : Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh.
         Như vậy, 3 phẩm Chánh Phối Sư bị khuyết, nên tạm cử 3 vị Thời Quân HTĐ qua CTĐ đảm nhiệm 3 chức vụ kể trên.
         Thông Tri ấy có đoạn như sau :
         " Việc giao quyền hành Chánh Phối Sư cho 3 Chức sắc HTĐ là việc của Hội Thánh mới định hôm kỳ nhóm ngày mùng 9 tháng Giêng rồi đây, nhằm bữa 4-3-1933.      Đạo Nghị Định của Đức Phạm Hộ Pháp số 56 ngày 23-9-Ất Hợi (dl 20-10-1935), Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa trở về HTĐ.
         Đạo Nghị Định của Đức Phạm Hộ Pháp số 46 ngày 21-8-Bính Tý (dl 6-10-1936), Ngài Khai Pháp được giao nhiệm vụ Thẩm Án Tòa Đạo, và tạm quyền Chưởng quản Cơ Quan Phước Thiện cho tới ngày có một vị Thời Quân Chi Đạo thay thế.
         Ngày 17-6-Tân Tỵ (dl 11-7-1941), lính Mật Thám Pháp vào Tòa Thánh bắt 4 vị Chức sắc : Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh, và Sĩ Tải Đỗ quang Hiển, đồng thời ở Sài gòn, chúng đến bắt Ngài Khai Pháp tại tư gia của Ngài. Lúc đó, Đức Phạm Hộ Pháp đã bị chúng bắt trước đó gần nửa tháng, tức là ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941).
         Ngày 4-6 nhuần-Tân Tỵ (dl 27-7-1941), Chánh quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp và 4 vị Chức sắc lưu đày ở hải đảo Madagascar (Mã đảo) bên Phi Châu, trên chiếc tàu Compiège.
         Trong thời gian bị lưu đày nơi Mã đảo, Ngài Khai Pháp và Sĩ Tải Đỗ quang Hiển luôn luôn kề cận bên Đức Phạm Hộ Pháp để giúp đỡ và cùng chia xẻ những nỗi đau buồn khổ cực. Sĩ Tải Đỗ quang Hiển và Giáo Sư Thái Gấm Thanh đã chết tại đảo, và Sĩ Tải Đỗ quang Hiển đắc Thánh vị.
         Ngày 25-7-Bính Tuất (dl 21-8-1946), Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp và 2 vị Chức sắc còn lại là Phối Sư Ngọc Trọng Thanh và Giáo Sư Thái Phấn Thanh, sau hơn 5 năm bị lưu đày, được Chánh quyền Pháp đưa trở về VN trả tự do, đi trên chiếc tàu Ile de France, cặp bến Vũng Tàu.
         Ngày mùng 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), Chánh quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp, Phối Sư Ngọc Trong Thanh và Giáo Sư Thái Phấn Thanh từ Sài gòn về Tòa Thánh. Hội Thánh và rất đông đảo tín đồ tổ chức Lễ Nghinh Tiếp vô cùng long trọng và cảm động.
         Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa tiếp tục hành đạo sát cánh Đức Phạm Hộ Pháp, được Đức Phạm Hộ Pháp giao cho nhiệm vụ Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, và Ngài ở nhiệm vụ nầy cho đến lúc đăng Tiên.
         Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa đăng Tiên lúc 5 giờ sáng ngày 22-Giêng-Giáp Ngọ (dl 24-2-1954) tại Văn phòng HTĐ Tòa Thánh, hưởng thọ 67 tuổi.
         Sau khi đăng Tiên, Ngài giáng cơ cho Bài Thài hiến lễ Ngài :

         Ba Chức sắc ấy là :
         - Khai Thế Thái văn Thâu, lãnh phận sự Thượng Chánh Phối Sư.
         - Khai Pháp Trần duy Nghĩa, lãnh phận sự Ngọc Chánh Phối Sư.
         - Khai Đạo Phạm tấn Đãi, lãnh phận sự Thái Chánh Phối Sư. "

          Đã chán công danh dưới phép người,
          Đem thân cửa Phạm để nên nơi.
          Lóng chuông Bạch Ngọc hồi hồn tục,
          Nghe trống Lôi Âm tỉnh mộng đời.
          Nắm pháp thiêng liêng dìu Thánh vị,
          Cầm cân công lý giữ ngôi Trời.
          Dầu chưa trọn nghĩa Thiên Thơ định,
          Giác ngộ vui theo cũng kịp thời.
                Khai Pháp Chơn Quân
    Ngày 28-Giêng-Giáp Ngọ (dl 2-3-1954), trong buổi Lễ Di Liên đài của Ngài Khai Pháp nhập bửu tháp. Đức Hộ Pháp có phát biểu để tưởng niệm và cũng để tuyên dương công nghiệp của Ngài Khai Pháp, xin trích ra một đoạn sau đây :
         " Đức Khai Pháp Chơn Quân, cả toàn Thánh Thể và con cái Đức Chí Tôn đều hiểu là ai ?
         Trong 12 vị Chơn Quân của 12 con Giáp là cơ huyền bí tạo CKVT thế nào, có lẽ cả tinh thần của toàn thể con cái Đức Chí Tôn hiểu thấu.
         Bần đạo lại thêm một điều trọng hệ hơn hết, người không phải xa lạ với nhơn loại nơi mặt Địa cầu nầy, người đã cùng làm bạn với nhơn loại và chịu khổ cùng nhơn loại. Ngài là một bậc yếu nhân đã giúp Đức Chí Tôn tạo dựng một nền văn minh hiện tại.
         Bần đạo nói quả quyết rằng : Ngài là một vị yếu nhân đã cầm quyền về tinh thần của nền văn minh.
         Ngài tái kiếp, sứ mạng của Ngài là không chi khác hơn là làm thế nào cho nền văn minh ấy chung hiệp các nền văn minh tối cổ trên mặt Địa cầu nầy, làm cho thiên hạ thống nhứt về tâm hồn, thống nhứt về đạo đức. . . .
         Thật sự hôm nay, Đức Khai Pháp Chơn Quân đã hưởng trọn hạnh phúc mà Bần đạo đã tỏ ra khi nảy đó, cái hạnh phúc chơn thật của Ngài hôm nay được hưởng, trái lụng lại, chúng ta buồn thảm chia ly về phần xác, mà Bần đạo lấy làm hân hạnh vui hứng thấy Ngài đã đoạt Đạo. Đức Khai Pháp Chơn Quân đã đoạt đạo tại thế nầy đó vậy.
         Bần đạo làm chứng cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn điều ấy."
         Theo lời Đức Phạm Hộ Pháp, chúng ta hiểu rằng, Ngài Trần duy Nghĩa là Thánh Pierre (Phê-rô) chiết chơn linh giáng phàm để làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo.
         Thánh Pierre là một trong số 12 môn đồ của Đức Chúa Jésus, là người mà Đức Chúa Jésus tin cậy, đặt nền tảng của Hội Thánh truyền giáo của Ngài.
         Ông Chơn Nhơn Phạm duy Hoai có thuật chuyện Ngài Khai Pháp như sau :
         "" Một hôm nọ, Đức Phạm Hộ Pháp lập đàn, có các vị Chức sắc Thiên phong dự chứng. Đức Phạm Hộ Pháp cầm cây Kim Tiên đưa ra bên trên và trước mặt Ngài Khai Pháp đang quì. Đức Phạm Hộ Pháp nói : "Nầy Pierre, ngày trước nguơi đã chối ta 3 lần, lần nầy ta tha cho đó." Đoạn Ngài Khai Pháp lạy. Đàn mãn.""
         Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, quyển I trang 35, Thánh Pierre có giáng cơ cho 4 câu thi :

          SAINT PIERRE
          Thiên Đàng giữ cửa góc Trời Tây,
          Truyền đạo cho dân biết mặt Thầy.
          Cứu chuộc đã gần đôi ngàn tuổi,
          Cao Đài phú thác dắt dìu bây.
            31 Décembre 1925.
         Trong dịp Lễ Đại Tường của Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa, tại Bửu tháp, Đức Phạm Hộ Pháp nhắc lại công nghiệp khổ hạnh của Ngài Trần Khai Pháp như sau:
          " Thưa cùng chư Viên quan, chư Chức sắc, cùng mấy em Nam Nữ,
         Hôm nay là ngày Lễ Đại Tường của Đức Khai Pháp Chơn Quân, Bần đạo không cần minh tả, tưởng toàn thể con cái Đức Chí Tôn mến tiếc Ngài là một vị Chơn linh nguyên nhân của Đức Chí Tôn đã định.
         Nhắc lại công nghiệp của Ngài, Bần đạo cảm giác vô cùng. Sự cảm giác của Bần đạo đối với Ngài, không giờ phút nào Bần đạo quên được cái công cực khổ đáo để của Ngài đối với Bần đạo. Bần đạo chắc chắn rằng, trong Chức sắc HTĐ, Bần đạo chỉ nhờ Đức Khai Pháp nhiều hơn hết. Đó là bằng chứng hiển nhiên.
         Ngày nay, Ngài đã qui Thiên, thì nền Đạo đã bớt hết một cánh tay gánh vác sự nghiệp thiêng liêng vĩ đại của Đức Chí Tôn tại mặt thế nầy.
         Bần đạo thấy cái sống ở đời của Đức Trần Khai Pháp trong buổi sanh tiền chưa có hưởng hạnh phúc hay thú vị gì cả. Sự nghiệp giàu sang, vinh hiển cũng không màng, chỉ nguyện đem cái xác thân nầy hiến trọn vẹn nơi cửa Đạo.
         Đức Chí Tôn đã lựa sắm hồi nào mà chính mình Đức Chí Tôn lựa sắm thật là xứng đáng.
         Trong buổi đầu, Đức Chí Tôn dạy :
          " Con muốn ra gánh vác sự nghiệp thiêng liêng , lập nền Quốc Đạo, trước hết con phải lập Pháp cho xong thì Đạo mới vững bền được."
         Buổi nọ, Bần đạo để trọn vẹn cho Đức Chí Tôn lựa, chớ không phải phàm lựa.
         Khi được cơ bút dạy đi tìm Khai Pháp tại tỉnh Gò Công, Bần đạo chưa từng đến, mà cũng không làm bạn với một người nào nơi tỉnh ấy, nhưng cũng vâng lịnh đến tìm, hỏi thăm , thì đã trúng ngay nhà Ông Trần duy Nghĩa.
         Vừa gặp người đứng trước thềm nhà, hỏi thăm thì người nói : "Tôi là Trần duy Nghĩa". Nói rồi, mời Bần đạo vào nhà.
         Bần đạo không ngần ngại và để đức tin nơi quyền thiêng liêng, bèn tả hết công việc, thì Ngài hứa tình nguyện. Một điều là hủy cái đời giàu sang vinh hiển để nạp mình vào nơi cửa Đạo.
         Bần đạo chưa tin, còn hồ nghi bị chúng gạt. Khi về đến Sài gòn, Ngài chỉ xách theo một gói đồ trên tay và không trở về gia đình lần nào.
         Bần đạo đưa bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn bảo đi tìm Ngài, thì Ngài nói với Bần đạo 2 câu làm cho Bần đạo kính phục và cảm tưởng mãi nơi tâm, biết rằng ông nầy có thể chung sức với mình gánh vác nổi sự nghiệp của Đức Chí Tôn giao phó.
         Ngài nói rằng : "Tôi tưởng dòng dõi dân tộc VN bốn ngàn năm đã chết, nào dè ngày nay Đức Chí Tôn định lập Quốc Đạo, thì chắc chắn rằng, đất nước VN sẽ sống lại được mà cứu Tổ quốc và giống nòi VN cổi ách nô lệ giữa thời Pháp thuộc bạo hành."
         Kể từ đó, Ngài vẫn cương quyết lo giúp Bần đạo với một sự kính nể đáo để, không giờ phút nào Ngài xa Bần đạo. Không nhắc đến thì thôi, mà nhắc đến làm cho giọt lệ của Bần đạo tuôn chảy không ngừng.
         Chẳng phải riêng Bần đạo mất một người ân trọng nghĩa thâm, mà toàn đạo Nam Nữ thảy đều mất một người bạn yêu mến thiêng liêng đó vậy.
         Nhớ lại lúc chánh quyền Pháp đày ra hải đảo Madagascar, trong đó có nhiều Chức sắc Thiên phong cùng chung chịu ảnh hưởng, Bần đạo chỉ thấy một Đức Ngài và em Thánh Hiển hết lòng phụng sự Bần đạo, còn bao nhiêu vì quyền lợi mà xua đuổi hành phạt Bần đạo đáo để. Có người dựa quyền lợi theo thuyết Cộng sản, dùng sức mạnh trở lại khổ khắc Bần đạo mà chưa vừa lòng. Họ còn xúi giục chánh quyền đày Bần đạo lên nguồn cao nước độc để giết Bần đạo một cách gián tiếp. Nếu chẳng nhờ quyền năng thiêng liêng giúp sức thì Bần đạo không thể trở về Tổ quốc Thánh địa nước VN ngày nay.
         Tội nghiệp em Thánh Hiển với Ngài Khai Pháp, thấy vậy cũng xin đi theo, đã bị chúng đuổi đánh, cũng tính kế đi theo nuôi dưỡng Bần đạo cho được.
         Thánh Hiển, vì đi theo Bần đạo uống nước độc mà bỏ mình nơi rừng sâu núi thẳm, chỉ còn Bần đạo và Ngài.
         Ngài ôm Bần đạo mà khóc, chỉ van vái một điều là cầu xin Đức Chí Tôn đem về đất Thánh cổi xác mà thôi. Thật quả nhiên như lời nguyện không sai.
         Khi trở về Thánh địa, Bần đạo gượng làm vui, chớ kỳ thật riêng Ngài Khai Pháp và Bần đạo, không giờ phút nào quên cảnh tù đày lao khổ. Bần đạo thấy con cái Đức Chí Tôn rất chú ý về việc đó, nhưng Bần đạo ôm lòng nín chịu, căn dặn Ngài không thốt ra lời nói gì cả. Bần đạo sợ nói ra đây, gây oán chuốt hờn thêm cho Đạo. Nếu Bần đạo nói ra, chắc không bút mực nào tả hết, lại gây thêm xung đột.
         Kể từ ngày về Thánh địa, Ngài Khai Pháp thường than thở với Bần đạo, vì sợ e gây cảnh nồi da xáo thịt, bên ngoài thì Pháp, bên trong thì VN, ở giữa thì Quân đội Cao Đài. Ai vui hưởng, chớ riêng Ngài không có ngày nào không lo sợ, sợ đổ máu giết chóc lẫn nhau, lần đến tương tàn cốt nhục của nòi giống VN ta nữa mà chớ.
         Sau ngày Trung Tá Trấn (Truyền Trạng Phạm ngọc Trấn) Thánh Vêï Trưởng bị quân đội Thành ám sát , Ngài thường đến Trí Huệ Cung ôm Bần đạo vào lòng, khóc và than rằng : " Thầy ôi ! Cái sợ của tôi ngày nay đã đến rồi. Tôi hằng than thở với Thầy từ nơi hải đảo, là nơi chúng đày khổ thân, Thầy trò mình tưởng về đất Thánh địa được yên vui, nào dè có quân đội, cho nên mới ra nỗi nầy,"
         Than rồi khóc, rồi Ngài vịn níu lấy Bần đạo mà nói :
          " Thầy ôi ! Vì lời khuyên xưa kia, Thầy trò mình mới về dìu dắt con cái Đức Chí Tôn mà họ đâu thấu đáo tâm trạng, nay Trấn đã chết rồi thì tôi thấy còn nhiều thảm họa dẫy đầy, tự gây phản bội mà làm ly tán, thì bầy con dại của Đức Chí Tôn phải sống nơi nào cho an phận.
         Thưa Thầy ! Thà Thầy trò mình ở lại vùi thân nơi chốn tù đày hải đảo rừng xanh nước độc, còn thú vị hơn về đây thấy cảnh đổ máu không lịch sử, dòng dõi chủng tộc VN phải ly tán, tiền đồ Tổ quốc không dựng lại, mà nhơn loại phải chịu cảnh sắp điêu tàn, nền Đạo chinh nghiêng bởi cảnh đó."
         Nghe qua những tiếng nói thảm thiết, làm cho giọt lệ Bần đạo đã chảy theo không ngừng, nhưng Bần đạo cố gượng cho khuây khỏa. Hồi nghĩ lại, Bần đạo gượng làm vui, mượn cớ cho Ngài bớt buồn rầu đau thảm.
          "Không anh à ! Mấy em nó vì đầu óc thanh niên, không phải như mấy anh lão thành vậy đâu. Vì máu nóng còn đua tài, chác lợi, quyền trọng tham danh, chớ buộc cả thảy như quí anh sao được."
         Bần đạo thấy Ngài buồn, kiếm chước cho vui đỡ, và lần lượt kiến tạo Trí Giác Cung, đặng khuyên Ngài vào ở đó cho yên tịnh, cho bớt thấy cảnh thảm họa trêu diễn trước mắt hằng ngày."
         Trong thời gian Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa cầm quyền Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, Ngài có biên soạn những bài giảng về Chánh Trị Đạo để dạy Hạnh đường, sau cùng Ngài tập hợp các bài giảng ấy, lập thành quyển sách tựa đề : "CHÁNH TRỊ ĐẠO", giải thích rõ ràng nền Chánh Trị Đạo của Đạo Cao Đài, để người đời khỏi lầm tưởng Đạo Cao Đài là một tổ chức chánh trị, như các đảng phái chánh trị ngoài đời.
         Danh từ PHÁP CHÁNH cũng do Ngài Khai Pháp đặt ra để thay thế danh từ Tòa Đạo đã dùng khi trước.
         Quyển sách nầy gồm 5 Phần chính :
         * Phần I nói về nền tảng Chánh Trị Đạo của Đạo Cao Đài gồm 4 cơ quan :
         - Hành Chánh, thuộc CTĐ.
         - Phổ Tế, thuộc CTĐ.
         - Pháp Chánh, thuộc HTĐ.
         - Phước Thiện, thuộc HTĐ.
         * Phần II nói về Quyền Lập Pháp của Đạo thuộc về 3 Hội : Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội.
         * Phần III nói về Quyền Hành Pháp, thuộc về CTĐ.
         * Phần IV nói về Quyền Tư Pháp, thuộc về HTĐ.
         * Phần V, so sánh Chánh Trị Đạo và Chánh Trị Đời.
         Sau đây, xin chép lại một bài giáng cơ của Ngài Trần Khai Pháp, nói chuyện cùng Ngài Bảo Thế Lê thiện Phước.
    Phò loan : Giám Đạo Nguyễn văn Hợi, Thừa Sử Nguyễn văn Kiết
    Hầu đàn : Chư Chức sắc HTĐ.
    Đàn cơ đêm mùng 2-12-Giáp Thìn, (dl 4-1-1965)
    tại Giáo Tông Đường, hồi 8 giờ 40.


    KHAI PHÁP
         Chào Hiền huynh Bảo Thế và các em.
         Tiện đây, Bần tăng đàm đạo cùng Bảo Thế.
         Ngày Bần tăng về Chí Tôn mới rõ quyền năng Thiên Triều vô biên. Chính Bần tăng rón rén bước vào Bạch Ngọc Kinh, phải nhờ Chơn Linh VI HỘ dẫn tấn. Từ đây mới biết Chí Tôn phần nào và được thấu đáo nhiệm vụ của Thời Quân, chẳng những nơi thế gian nầy mà còn nơi cõi Thiên nữa. Như thế mới khiếp sợ với trách vụ mình.
         Nếu quí bạn được thấy thì tưởng không còn muốn ở cõi trần nữa làm gì. Vậy Bần tăng ước mong quí bạn Thời Quân tìm cách dòm về hướng Chí Tôn để rộng quyền làm tròn Thiên Soái mạng.
         Hổm rày, Đức Phạm Hộ Pháp Chưởng quản HTĐ có nhóm Hội Thánh HTĐ nhiều lần để quyết định tương lai của nền Chánh giáo. Vì thế mà Bần tăng được chỉ định gần gũi Hiền huynh để ủng hộ và trao lời của Đức Phạm Hộ Pháp dạy.
         Hiền huynh nhớ Đạo Cao Đài có Chánh Trị Đạo, thì tưởng cũng không đụng chạm ai, Đời họ lo lấy, Đạo mình mình trị, trong vòng tự do tín ngưỡng, miễn đừng lấn quyền Đời thì thôi.
         Hộ Pháp có than lúc nầy không người kế chí, nhưng Đức Ngài còn tin nơi Hiền huynh, nên chính Đức Ngài dục tấn Hiền huynh về. Khi còn ở đô thành, có lẽ Hiền huynh còn nhớ Ngài kêu hôm nào đó. Hiền huynh cứ tiến tới nhiệm vụ của Đức Phạm Hộ Pháp đã giao, tức bên cạnh có Đức Ngài và chư Thời Quân ám trợ, đừng lo ma hồn quỉ xác gì nữa, bất quá chúng nó thêm công quả để Hiền huynh đạt đạo cho mau vậy thôi. Hiền huynh vững đức tin, cuộc thế đã đến kỳ kết thúc, nên Thần Tiên đã lâm phàm, đồng ngưỡng về Cao Đài Thánh địa, là Tòa Bạch Ngọc Kinh tại thế.
         Buổi Phật Di-Lạc Vương trị vì thiên hạ, cứ tiến tới có ngày vui sắp đến.
         Bần tăng tưởng Hiền huynh đã từng gần Đức Phạm Hộ Pháp thì cũng còn nhớ cách phục nhơn tâm và thâu thiên hạ là dường nào rồi. Nhờ tâm đức ấy mà Ngài lập đại công, thì Hiền huynh nên đồ theo đường lối ấy thì ắt thành công trong sứ mạng đó.
         À ! Chỉnh giùm chỗ luyện Tam Bửu : Tay trái bắt Ấn Tý cầm chén bông, còn tay mặt bắt Ấn Hộ Pháp để lên trên chén. Hôm nọ viết sai.
         Xin chào Hiền huynh. Để kỳ tới sẽ tái ngộ.            THĂNG.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More