Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Minh Thiện Đàn


Sau đây là Lược sử Thành lập Minh Thiện Đàn.

            * Năm 1927 (Đinh Mão), Đức Phạm Hộ Pháp và Ngài Bảo Văn Pháp Quân vâng lịnh Đức Phật Mẫu, đi xuống làng Phú Mỹ, quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho, tìm đất lập một Thánh Thất gọi là Thánh Thất Khổ Hiền Trang.
            Thánh Thất nầy được giao cho Ông Giáo Hữu Thượng Minh Thanh làm chủ.
            Đức Lý Giáo Tông giáng cơ cho bài thi khoán thủ 3 chữ  “ Khổ Hiền Trang “ để kỷ niệm :
                        KHỔ   thà  cam  chịu  chớ  đừng  than,
                        HIỀN  hảo  cùng  nhau  mới  vẹn toàn.
                        TRANG điểm ngọc lành cho đáng  giá,
                        Dồi mài chí thiện Thượng Minh Thanh.
            * Ngày 14-10-Đinh Mão (dl 8-11-1927), Ông Đinh công Trứ , nhà ở tại làng Phú Mỹ, chấp cơ, Đức Lý Giáo Tông giáng dạy lập Minh Thiện Đàn  tại nhà của Ông.
            * Ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928), Ông Lê văn Trung, nhà cũng ở tại Phú Mỹ, gia nhập Minh Thiện Đàn.
            Hai Ông : Đinh công Trứ và Lê văn Trung được Đức Lý Giáo Tông dùng làm cặp Phò loan chánh thức của Minh Thiện Đàn, và Đức Lý chỉ định Ông Đinh công Trứ làm Chủ Trưởng Minh Thiện Đàn.
            * Ngày 3-Giêng-Kỷ Tỵ (12-2-1929), Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ lập Đồng Nghĩa Đường  tại nhà Ông Lê văn Trung cho nhơn sanh nhập vào Minh Thiện Đàn.
            “Đồng Nghĩa Đường là để cầu xin cho cả Đạo hữu đặng tương thân tương ái mà chấn hưng Minh Thiện Đàn.”
            Đức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy : Minh Thiện Đàn tức là Qui Thiện, mà Qui Thiện  là Phạm Môn, nên phải hiệp với Đức Hộ Pháp.
            * Ngày 25-2-Kỷ Tỵ (dl 4-4-1929), Ông Lê văn Trung từ Phú Mỹ đi lên Thủ Đức rước Đức Hộ Pháp xuống Thánh Thất Khổ Hiền Trang ở Phú Mỹ, vì Đức Hộ Pháp đang lánh nạn tại đây.
            Bài thi cảm tác của Đức Hộ Pháp khi đi Thủ Đức lánh nạn :
                 Thắng khổ  người  tu vẫn  để  lòng,
                  Vì thua, Thủ Đức phải  đành  dông.
                  Buồn chưa đứng đặng trên đầu rắn,
                  Vui  đã  phân  minh  chí   khí  rồng.
                  Nào  kể   vịt  gà  chê   tiếng  phụng,
                  Chỉ phiền hồng hộc ghét đuôi công.
                  Mởû   kho  giúp  đói  đây  trề miệng,
                  Ta  quảy  hồng  ân  rải  giáp  vòng.
            Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao Minh Thiện Đàn cho Đức Hộ Pháp chưởng quản.
            Đức Hộ Pháp cho mời tất cả những người đã gia nhập Minh Thiện Đàn đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang để Đức Ngài hành pháp cân thần. Có tất cả 93 vị, Đức Hộ Pháp cân thần lựa được 24 vị.
            * Đêm 28 rạng 29-2-Kỷ Tỵ (dl 7 rạng 8-4-1929), Đức Hộ Pháp cho gom gia đình của tất cả 24 vị được chọn nói trên đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang để lập Hồng thệ thọ Đào Viên Pháp.                
            Sáng hôm sau, Đức Hộ Pháp đặng điện tín báo tin Đức Cao Thượng Phẩm ở Thảo Xá Hiền Cung Tây Ninh bịnh rất nặng, Đức Ngài vội trở về Tòa Thánh.
            Theo tài liệu “Phạm Môn Sử lược Hồi ký” của Đạo Nhơn Nguyễn đức Hòa thì danh sách lập Hồng thệ Đào viên Pháp của Minh Thiện Đàn kỳ I chỉ có 23 vị, thiếu 1 vị, kể tên ra sau đây :
1.  PHAN VĂN MINH           làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.         
2.  LÊ VĂN TRUNG            làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
3.  HUỲNH VĂN PHUÔNG      làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho..
4.  ĐINH CÔNG TRỨ           làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
5.  TRẦN VĂN ĐĂNG          làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
6.  TRẦN VĂN LỢI             Lương Hòa Lạc Mỹ Tho.
7. NGUYỄN VĂN TẤN          Lương Hòa Lạc Mỹ Tho.
8.  LÊ VĂN AN                                làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
9.  TRẦN THAÏNH MẬU         làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
10. NGUYỄN VĂN TƯƠI        làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
11. LÊ CẢNH PHƯỚC          làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
12. HỒ VĂN HUYỆN           làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
13. LÊ VĂN NINH             làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
14. NGUYỄN VĂN SOI         làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
15. DƯƠNG VĂN HIỆP          Hưng Thạnh Mỹ  Mỹ Tho.
16. NGUYỄN VĂN HẬU         Lương Hòa  Mỹ Tho.
17. NGUYỄN VĂN VÀNG       Đạo Ngạn  Mỹ Tho.
18. PHAN VĂN HUỠN          An Hữu  Mỹ Tho.
19. HỒ VĂN CỬU              Tân Hòa Thành   Mỹ Tho.
20. ĐỖ VĂN PHÒ              Tân Hòa Thành  Mỹ Tho.
21. UNG VĂN LƯNG           Tân Hòa Thành  Mỹ Tho.
22. NGUYỄN VĂN SÙNG        làng Phú Mỹ,   tỉnh Mỹ Tho.
23. LÊ VĂN DƯƠNG            Tân Hòa Thành   Mỹ Tho.
            * Ngày 10-6-Kỷ Tỵ (dl 16-7-1929), Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông,  Giáo Sư  Latapie  đến  Thánh Thất  Khổ Hiền Trang Phú Mỹ lần thứ nhì. Đức Hộ Pháp hành pháp liên tiếp 3 đêm, cân thần cho 647 vị Minh Thiện Đàn, chọn được 48 vị, còn lại bao nhiêu, Đức Ngài dạy lo làm âm chất thêm thì mới đủ điểm cân thần.
            Tổng cộng 2 lần cân thần các vị Minh Thiện Đàn tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang ở Phú Mỹ, Đức Hộ Pháp lựa được : 24 + 48 = 72 vị.
            Sau ngày 15-7-Kỷ Tỵ, Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chứng giấy thông hành cho 72 vị Minh Thiện Đàn nầy đi hành thiện, làm chức Tín đồ, đi xem công quả hành đạo ở các tỉnh : Mỹ Tho, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng, vv... Tờ nầysố 12 đề ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931). Ông Đinh công Trứ và Ông Lê văn Trung phải đi lưu hành, 70 vị còn lại chỉ thi hành phận sự ở địa phương mình.
            Nhờ kỳ đi hành thiện nầy, số Đạo Hữu ký tên theo về Tòa Thánh Tây Ninh (không theo Chi phái) rất đông, được 17.400 vị ở các tỉnh miền Tây.
            * Ngày 15-Giêng-Canh Ngọ (dl 13-2-1930), Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ban Huấn Lịnh choMinh Thiện Đàn 4 chữ : TRUNG - NGHĨA - TRÍ - DÕNG , và dạy 72 vị đã được chọn trong 2 kỳ cân thần hãy về Tòa Thánh, hiệp cùng các viï trong Phạm Môn để tạo lập cơ sở, những vị còn lại thì được khuyến khích tiếp tục ở tại địa phương mình để lo lập công quả thêm.
            * Ngày 29-2-Canh Ngọ (dl 28-3-1930), Đức Hộ Pháp đến Phú Mỹ với 2 vị Nữ phái và 4 vị Nam phái : Ông Tri, Chiêu, Lư, và Lễ Sanh Thái Chia Thanh, để hiệp cùng với quí vị trong Minh Thiện Đàn đi lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm của người Tàu, ếm gần Sở Thảo Đường, do Bát Nương mách bảo.
            * Ngày 30-6-Tân Mùi (dl 13-8-1931), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ lập 12 người đệ tử Minh Thiện Đàn để kiểm soát Thánh giáo, gồm các Ông : PHƯỚC, TIẾT, KỲ, DUƠN, AN, PHUÔNG, GIAO, MẬU, PHÒ, CHÁNH, PHÚ, (còn thiếu 1 vị vì chưa có ai xứng đáng, để lựa sau).
            1. Lê cảnh Phước                    7. Trang văn Giao
            2. Lê văn Tiết                         8. Trần thạnh Mậu
            3. Triệu văn Kỳ                      9. Đỗ văn Phò
            4. Phan văn Duơn                   10. Nguyễn văn Chánh
            5. Lê văn An                                           11. Cao văn Phú
            6. Huỳnh văn Phuông
            (Xem Thánh giáo Minh Thiện Đàng trang 123).      
            * Ngày 23-4-Nhâm Thân (dl 28-5-1932), Đức Lý Giáo Tông giáng dạy lập Luật Điều Chánh Pháp cho Minh Thiện Đàn. Đức Lý còn dạy lập 36 Ty, mỗi Ty có 12 Sở Lương Điền Công Nghệ trong các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Mỹ Tho, Tân An, vv. (Xem Thánh giáo trang 148, 162)      
            * Ngày 24-10-Nhâm Thân (dl 21-11-1932), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ tuyển chọn 12 vị Minh Thiện Đàn lập thành Ban Kiểm Duợt với trách nhậm như sau : (Trang 177)
   - PHƯỚC, PHÒ, PHÚ, MẬU : Cai quản phần thuyết Thánh giáo và các việc văn phòng.
     -  KỲ, CHƯƠNG, NINH, CHÁNH : Cai quản Lương viện và Hộ viện.
     -  AN, PHUÔNG, GIAO, DUƠN : Cai quản phần Công, Thương, Nông, Nghệ.
            Sau đây là họ và tên của 12 vị Kiểm Duợt kể trên :
            1. Lê cảnh Phước                    7. Lê văn Ninh
            2. Đỗ văn Phò                         8. Nguyễn văn Chánh
            3. Cao văn Phú                       9. Lê văn An
            4. Trần thạnh Mậu                 10. Huỳnh văn Phuông
            5. Triệu văn Kỳ                      11. Trang văn Giao
            6. Phan văn Chương               12. Phan văn Duơn.
            Trong thời gian nầy thì tại Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Hộ Pháp khởi lập Phạm Môn vào năm Canh Ngọ (1930) mà cơ sở Phạm Môn đầu tiên là Phạm Nghiệp.
            Ngày 3-Giêng-Nhâm Thân (dl 8-2-1932), Đức Hộ Pháp làm lễ Hồng thệ chấm thọ Đào viên Pháp tại cơ sở Phạm Môn ở Trường Hòa, Đức Ngài cân thần lựa được 67 vị, Ông Lê văn Tri xin thêm 5 vị nữa cho đủ số 72 và được Đức Ngài chấp thuận.
            Năm 1933 (Quí Dậu), nhà cầm quyền Pháp ra lịnh đóng cửa Phạm Môn.
            Qua năm 1935 (Ất Hợi), Đức Hộ Pháp biến tướng thành trăm ngàn cơ sở Phước Thiện, đi khai mở cùng khắp trong các tỉnh Nam Kỳ, hình thành Cơ Quan Phước Thiện.
            * Ngày 15-10-Ất Hợi, (dl 10-11-1935), Ông Lê văn Trung đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện, và năm Đinh Sửu (1937), Ông được Đức Hộ Pháp bổ đi làm Đầu Họ Phước Thiện ở Gia Định.
            * Năm Bính Tý (1936), Ông Đinh công Trứ đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện, được Đức Hộ Pháp bổ đi làm Đầu Họ Phước Thiện Long Xuyên.
            * Năm Mậu Dần (1938), Cơ Quan Phước Thiện do Đức Hộ Pháp lập ra được Quyền Vạn Linh công nhận với Đạo Luật năm Mậu Dần có giá trị thi hành kể từ ngày 15-Giêng-Mậu Dần (dl 16-2-1938) và Đạo Nghị Định số 48/ PT   
ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938) do Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên.
            Do đó, kể từ cuối năm Mậu Dần (1938), Phạm Môn và MTĐ coi như giải thể để Đức Hộ Pháp dùng thành lập C.Q.Phước Thiện.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More