Cổng Chánh Môn tại Tòa Thánh Tây Ninh

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Tòa Thánh Tây Ninh

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Một Thời Cúng của tín đồ Cao Đài

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Chánh Điện và Quả Càn Khôn tại Bát Quái Đài

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Tòa Thánh Tây Ninh về Đêm

Thiện Tâm Cao Đài trang Kinh Sách và Giáo Lý Cao Đài

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Có Một Tình Yêu


Có Một Tình Yêu


                                               
Tác Giả : Khai Tâm QUÁCH MINH CHƯƠNG

C
ó một dòng suối chảy ra biển cả mang theo một tình yêu, một tình người, tình nhân loại bất tận. Dòng suối ấy róc rách chảy êm đềm theo nhịp đập con tim mà tạo hoá chí công mặc khải, đã nhỏ những giọt nước cam lồ yêu thương ươm mầm sống giúp phục sinh những Chủng Tử Bồ Đề tưởng chừng khô héo chết giữa dòng đời khắc nghiệt. 
Vâng! Đó là hai bông hoa ông Cao Văn Biển và bà Phan Thị Hồng Phượng. Hai bông hoa kết thành một dòng suối yêu thương chan chứa lung linh, đượm thánh chất cội nguồn dân tộc, đượm một tấm lòng quảng đại, mênh mông như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn đời con, đượm tấm lòng hy sinh xả thân quên mình vì người, vì sự sống và vì nước mắt của  những người xa lạ. Ông Bà nghe theo tiếng gọi của con tim mà làm, mà thi ơn bố hoá, mà đem nước tưới những bông hoa rũ rượi dần chết. Ông Bà được người đạo Cao Đài kính quý và thường gọi là “Ông Tư, Bà Tư”. Ông Bà đã có con và nuôi lớn trưởng thành, lập gia thất an ổn. Tình cha, Tình mẹ đã ôm ấp che chở đủ để đàn con khôn ấm trưởng thành, ấy thế mà tình người không dừng ở nơi ấy, mỗi khi đi làm công quả và gặp những người bị bệnh tâm thần, những người vô gia cư không cơm, không áo quần lang thang, rách rưới nơi đầu đường xó chợ thì hai Ông Bà cố nén dòng nước mắt thương tâm. Nhưng rồi, bông hoa cũng nở, những giọt nước mắt cứ hiển nhiên chảy dài trên má Ông Bà. Vì sao? Có phải vì hai bông hoa ấy là hai bông hoa tượng trưng cho Từ Bi, cho Bác Ái mà đấng Cao Đài Chí Tôn đã dạy chăng? Và rồi những giọt nước mắt ấy cứ tuông và tuông, tuông mãi ra biển cả mênh mông như được hoà về đại dương rộng lớn khôn cùng.


hình ảnh vợ chồng ông tư
bài báo viết về vợ chồng ông ; http://baotayninh.vn/newsdetails.aspx?id=160&newsid=35613


          Ông Bà đã thao thức, trăn trở và luôn chiêm nghiệm lời thánh huấn của Đức Chí Tôn “sự thương yêu là chìa khoá mở cửa Bát Quái Đài”. Không phải là màu sắc của sự thương yêu, chẳng phải vì danh vọng, chẳng vì lời khen mà là vì tấm lòng cao khiết, tận hiếu với hai đấng chí linh Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, hai Ông Bà đi trong sự dìu dắt của hai đấng siêu hình mà dang đôi tay gầy guột ôm “đàn chiên” về chuồng, bảo bọc đỡ lấy khổ sầu của bao kiếp người đau thương khổ xót.  
Có câu “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” mấy ai làm được. Buông bỏ như tứ đại giai không, xa lìa vật chất tìm về cái bần hàn mà đi trong tình yêu đạo pháp. Cầu đạo ở đây không phải chỉ ở việc bận áo dài, quỳ lạy trời phật tiên thánh thần mà “cầu đạo” ở đây phải là tất cả, cầu đạo phải thực hiện một tình yêu không biên giới cao khiết thanh minh trong xanh như vầng nhựt nguyệt làu làu chiếu soi vạn nẻo. Tình yêu ấy là tình yêu đạo pháp rạng ngời tinh tuý của nguyên lý tạo lập càn khôn vũ trụ vì có câu “Thầy là cha của sự thương yêu”. Chính tại điểm ấy mà hai Ông Bà từ bỏ tất cả của cải thế gian. Đất thì chia từng khoảnh cho bà con láng giềng dòng tộc, thậm chí ai nghèo thiếu Ông Bà đều cho luôn, cho tất cả đến cả những vật dụng cần thiết nhất để rồi hai Ông Bà còn lại hai bàn tay trắng và ở đậu người ta, Ông Bà chỉ biết công quả và công quả hầu thực hiện đúng phương châm giác thế của cánh cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đó là “tam lập”: lập công, lập đức, lập ngôn hay công phu, công quả, công trình.


Một Buổi ăn chiều của người bệnh tâm thần

          Ngỡ rằng trắng là hết, nhưng không! Hai Ông Bà còn lại hai trái tim sắt thép và ngọt mịn. Đến nỗi, chỉ còn hai tấm thân cơ hàn ngày đi làm công quả với tứ thời nhật tụng, đêm về lại ôm nỗi nhớ, mang niềm thương đối với những người bạc phận lang thang cơ nhở. Hai trái tim sắt thép ấy đã rung chuông, sưởi ấm cho đời. Và thế là hai Ông Bà đã đem về nhà tạm bợ mà chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, từ cái áo, cái quần cho những người như tượng gỗ nhưng hung tợn táo bạo. Bàn tay trắng, trái tim mịn nhưng quả thật sắt thép. Sắt thép để bảo bọc cưu mang, nuôi nấng thể hiện tình người mềm dịu đáng kính làm sao! Chỉ có sắt thép như thế mới đủ đối diện với cái khốn khó, cực hàn vô thế mới làm được vì họ là những người bệnh tâm thần nhiều năm, có người vài mươi năm. Họ chỉ biết cười, biết hung dữ, biết tiểu và đại tiện tự do. Và vì tình yêu dịu ngọt nhất mang tính người nhất đem lại hạnh phúc cho những người bệnh, cho người thân, cho xã hội. Họ được ba bữa cơm trường chay, được bộ áo bà ba trắng tươm tất, được cúng kiếng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, được chăm sóc sức khoẻ, được sưởi âm trong hơi ấm một ông cha, một bà mẹ thánh thiện. Quả thật chỉ có trái tim sắt thép hoà với cái tính nhũn mềm mới làm được như hai Ông Bà Tư. Một sự ngưỡng vọng kính mến đầy lòng thán phục đối với những ai chứng kiến cái hành trình nuôi nấng, chăm sóc “con cái” của ông Tư, bà Tư.
 Những người bệnh thì hung bạo như vô tri, vô giác, hành xử không biết gì, có thể đánh chém bất cứ ai không kể người thân kẻ lạ, có những người vì quá nặng bị gông xiềng ghớm ghiết, có những người không phương thuốc chữa từ những bệnh viện tâm thần trong khi Ông Bà Tư thì chất phát đôn hậu, đôi mắt ánh lên tình yêu ngọt ngào. Ông Bà Tư chỉ có hai bàn tay trắng, không nói nhiều nhưng hành cái tình đạo pháp một cách đúng đắn như khuôn thước định vị mà tôn giáo Cao Đài đã khởi sướng một chủ nghĩa tối cao, tối trọng vinh danh sự hiện hữu của đấng chí linh bảo tồn sự sống cho nhơn loại. Và Ông Bà Tư đã làm như thế, vinh danh sự hiện diện của đấng chí tôn cứu sinh cho bao kiếp người để tô vẽ nét đời, vun cội Đại Đạo cho nhuần thấm sum suê tính bác ái hiện sinh. Với những phương thức điều trị tại các bệnh viện tâm thần mà bệnh nhân không thuyên giảm, bệnh lại càng nặng thêm, triền miên năm này qua năm nọ, thân nhân túng nghèo, vô phương giải khổ. Ông Bà Tư chỉ với đôi bàn tay , và đôi mắt yêu thương, cảm thông nỗi khổ vô hạn của người bệnh. Người bệnh từ điên thành bình thường và nhiều trường hợp hoàn toàn bình phục trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc tột bực, có người thì do bệnh quá lâu nên quá trình khôi phục lại chậm hơn, mất thời gian hơn. Nhưng đối diện với sự cưu mang của Ông Bà Tư, cùng những biểu hiện bình phục ngày qua ngày của chính con mình, những người thân kia phải rơi lệ. người ta đặt một câu hỏi rằng vì sao Ông Bà Tư lại trị hết bệnh trong khi bệnh viện thì trả về? Cách thức nuôi nấng và chữa trị của Ông Bà Tư chỉ vọn vẹn là ăn chay trường và cúng tứ thời theo như Tân Pháp Cao Đài Đại Đạo ân xá kỳ ba. Phải chăng vì tình yêu mà hoá giải những căn bệnh hiểm nghèo, mà cảm hoá những tâm hn khô lạnh chết héo bao nhiêu năm? Phải chăng vì tình yêu Đại Đạo đã hoá biến từ ác sang lành? Câu trả lời đích thực để cho người đọc tự suy ngẫm.
          Và rồi tình yêu ban rãi khắp nơi như chan chứa hạnh phúc cho bao gia đình có con nay đã khỏi cơn bệnh tưởng chừng thần chết đã rước đứa con yêu quý của họ. Tiếng lành đồn xa cùng với tình yêu vô hạn của ông Tư, bà Tư, số bệnh nhân nhờ cứu giúp vô cùng lớn, lên đến con số 70, 80 người. có những người cha, người mẹ vì nhà nghèo mà con lại bệnh như thế vô cách chữa trị đành đến nhờ Ông Bà Tư chữa trị, họ chở đến rồi trốn mất. Thế là Ông Bà cũng vẫn vui vẻ chăm lo điều trị nuôi nấng. Với số lượng người quá nhiều, Ông Bà Tư đành nhờ tạm tại Thiên Phong Đường mà tiếp tục dang tay bao dung, ban vui, cứu khổ. Lần hồi sự bình phục nhanh chóng theo thời gian, rồi hết lớp bệnh này đến lớp khác thay phiên nhau. Ông Bà Tư chỉ có hai bàn tay trắng mà chế ngự được cái thần chết hung tợn. Cùng với Ông Bà Tư là những mạnh thường quân, người một ít tiền, người một ít cơm, rau cháo. Cứ thế cơm rau, cháo đạm chay lạt qua ngày mà bịnh ngày khôi phục không ngờ.
          Có ngờ đâu, một “bệnh viện” bị giải thể vì nhiều lý do. có phải chăng vì Ông Bà Tư thương tha nhân nhiêu quá nên bị cấm đoán? Người ta đặt câu hỏi nhưng cũng không biết câu trả lời. Ông Bà Tư cất một căn nhà rộng để nuôi bệnh nhờ vào những tấm lòng hảo tâm, thi ân , bố đức của những tín hữu Cao Đài thấm nhuần chơn lý đạo pháp. Đất mua, nhà cất xong khang khang nhưng vẫn không được nuôi bệnh. Một yêu cầu mới là nhà phải được xây cất đúng mô hình với diện tích và cơ cấu nuôi dưỡng đúng theo tiêu chí của một cơ quan nuôi dưỡng.
          Thế rồi, những người bệnh trả về thân nhân với “sự tự do” đó là đi lang thang ngoài đường, gặp ai đánh đó gây hiểm nguy cho bao nhiêu người khác xung quanh. Ông Bà Tư thì đành nhớ về quá khứ mà nước mắt cứ tuông rơi theo từng bước chân của người bệnh. Ánh mắt Ông Bà Tư làm người viết cũng rung cảm hoà cùng trái tim nhân ái yêu người khôn xiết của Ông Bà Tư.
          Ông Bà Tư đã làm được một việc mà ít ai có thể làm được, thương người mà ít có ai có thể thương được. Chính cái ấy làm giảm gánh nặng cho xã hội. Thiết nghĩ rằng, các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho Ông Bà Tư có thể làm những việc mà người ta không thể làm. Người viết xin nguyện cầu các bậc mạnh thường quân dang tay rũ lòng cứu lấy sự sống đang dần rụi trước nghịch cảnh của kiếp người trong việc xây dựng một ngôi nhà cho người bệnh.
          Và dòng sông kia sẽ vẫn chảy mãi không ngừng, lăn trôi theo biến duyên của định luật trời đất. Hai bông hoa kia sẽ luôn hé nở để ôm chặt vào lòng những gương mặt bịnh tâm thần trong Tứ Thời Nhật Tụng bằng lời thánh nguyện: “Cầu Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và Thần, Thánh, Tiên, Phật mười phương hoá giải nghiệp căn của họ, để họ phản tỉnh tu tâm dưỡng tánh để hườn nguyên phản bổn”.
          Hai bông hoa kia sẽ mãi nở cùng mùa xuân đạo đức, một mùa xuân của Đại Đạo với biết bao nhiêu bông hoa nhân ái tạo dựng thành nhành sông chảy về đại dương đúng như chánh thể của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đó là “tận độ” và “cứu sinh”.
Kỷ niệm Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung 2012
Khai Tâm Quách Minh Chương

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Bí Pháp - Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp - lời cảm tạ


LỜI CẢM TẠ
Tập tài liệu này đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Sự thiếu thốn phương tiện ấn loát cũng như vấn đề vật giá gia tăng đã gây nhiều trở ngại cho sự hoàn thành tài liệu này. Nhưng dù sao hôm nay nó cũng đã nên hình tướng. Ấy là nhờ ở lòng nhiệt thành giúp đỡ của quý vị kẻ công người của đóng góp tận tình. Công lao của quý vị sẽ được người sau ghi ân đời đời.
Riêng toàn ban biên tập chúng tôi xin gửi đến quý vị lời chân thành cảm ơn lòng hảo tâm của quí vị, đã giúp chúng tôi sớm thực hiện được hoài bảo.
Ngoài ra, để tiếp tục công việc phụng sự cho tư tưởng bảo tồn truyền thống giáo lý của Đạo, chúng tôi xin trân trọng ký thác quyển tài liệu này đến quý vị. Nếu thế cuộc có đổi thay, chúng tôi tin tưởng rằn mỗi người chúng ta đều phải gánh lấy sự hy sinh vô đối để đảm nhận tới cùng trách nhiệm bảo vệ truyền thống giáo lý của mình.

Ban Biên Tập
Soạn thảo tài liệu
Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp
Ông Nguyễn Văn Mới


Bí Pháp - Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp 03 - hết





9. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 8 tháng 06 Năm Kỹ-Sửu

BÍ-PHÁP CỦA CAO ĐÀI GIÁO LÀ GIẢI-THOÁT

Đêm nay trước khi Bần-Đạo thuyết Bí-Pháp chơn-truyền của Đạo, tương-liên Thể-Pháp của Đạo thế nào, trước khi thuyết Bần-Đạo nhắc lại nữa, nhắc một điều cần yếu cho cả thảy đều nhớ, nhớ để đi theo.
Trước khi trong tinh-thần Đạo-Đức kia chỉ dẫn chơn-pháp Càn-Khôn Vũ-Trụ cốt định cho loài người có hiện-diện tại nơi thế này đặng phụng-sự cho Vạn-Linh, mà cũng là dẫn đạo cho Vạn-Linh. 
Phụng-sự đặng dẫn đạo cho Vạn-Linh, ấy vậy chơn-pháp có ảnh-hưởng là quyết-định thiệt phận của loài người là phải phụng-sự mà thôi. Hễ không phụng sự tức-nhiên là vô Đạo, mà vô Đạo thì không thể gì đoạt được cơ giải-thoát hết.
Bần-Đạo đã chỉ rõ tương quan của luật-pháp Đời cốt yếu nương theo" Tứ-diệu-đề" tức nhiên Tứ-Khổ, đặng rồi thiên-hạ dầu Quốc-Gia xã-hội nào cũng kiếm phương bợ đở tinh-thần loài người hay là toàn dân trong nước đặng lập vị của mình.
Thật sự ra, nói rằng: Họ đã tạo dựng Đạo-Giáo đặng phụng-sự cho dân, nhưng thật sự đi trong đường nào? Lấy tinh-thần cứu khổ của Đạo-Giáo mà kỳ trung họ không phụng-sự Quốc dân, chỉ tạo quyền cho họ mà thôi, tức nhiên họ không phải vì sở định cứu khổ mà đến để lập quyền cho vững chắc. Nhưng Đạo-Giáo chúng ta thì khác.
Đạo-Giáo chúng ta buộc phải định phận mình là giải-khổ tức-nhiên phải làm thế nào cứu vớt quần linh cho khỏi " Tứ-diệu-đề" tức nhiên Tứ-Khổ của kiếp sanh đó vậy. Hai cái tinh thần ấy dầu trong hành tàng cũng vậy, vẫn khác hẳn với nhau vì cớ cho nên Đạo với Đời không có bao giờ tương đắc với nhau đặng. Bần-Đạo nói Đạo không phải giành quyền, mà chỉ tạo Đạo đặng định phận mà thôi.
Bên kia họ cho rằng: Đạo giành quyền của họ, trái hẳn chúng ta vẫn thường thấy, chính mình Đức-Phật Thích-Ca đến khi Ngài có quyền, chính cha của Ngài còn tranh giành cái quyền ấy. Về quyền hành có điều khó giải quyết hơn hết là; cả tinh thần chúng sanh, cả thảy đều biết rằng Đạo phải phụng-sự cho nhơn-loại, vì đấy mà bên Đời dầu thế nào đi nữa bất quá là lòe con mắt đặng cho người ta theo, chớ không phải như bên Đạo phải phụng sự.
Bởi cớ cho nên mới dục ra tấn-tuồng giành quyền với nhau là vì chỗ đó.
À ! Bây giờ Bần-Đạo nói rõ phải ra phụng sự đặng giải khổ tức-nhiên giải quyết "Tứ-diệu-đề" của Đức Phật Thích-Ca đã để nơi mặt địa-cầu này.
Bần-Đạo thuyết cả Bí-Pháp Đạo-Giáo có liên-quan mật thiết với Thể-Pháp rồi cả thảy đều nghĩ từ thử đến giờ, Bần-Đạo buộc phải đi cúng, phải hành Đạo là thế nào, không phải buộc mấy người mà Bần-Đạo hưởng một quyền lợi gì riêng hết, mấy người suy đoán chơn-pháp rồi mấy người mới biết. Bần-Đạo vì phận sự muốn cho con cái của Đức-Chí-Tôn tạo cơ giải thoát nên mới buộc gắt gao như vậy thôi.
Vả chăng trong chơn-pháp, con người nơi mặt thế này có ba điều.
1.- Hoặc là phải trả quả kiếp xuống tại mặt địa-cầu này để trả.
2.- Hoặc muốn học hỏi thêm, muốn tấn hóa tới nữa về phương lược địa vị tinh-thần của mình còn thiếu kém, học thì đến mặt địa-cầu này đặng học.
3.- Các vị đã được địa vị cao siêu nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống đến mặt địa-cầu này đặng lập vị mình thêm cho đặng cao trọng.
Ba điều ấy muốn đoạt được thì phải phụng-sự Vạn-Linh mới được. Bần-Đạo thuyết tới con cái của Đức-Chí-Tôn sẽ ngó thấy Đức-Chí-Tôn không dùng quyền Chí Tôn của Ngài. Ngài đến đặng lập quyền cho con cái của Ngài mà thôi, không phải đến lập quyền hành hoặc bảo-vệ con cái của Ngài, Ngài không thế gì để cho con cái Đức-Chí-Tôn lạm quyền đặng.
Cơ quan giải-thoát là phụng sự, dầu cho quả kiếp mà đến cũng vậy; dầu cho vì học hỏi mà đến cũng vậy; dầu cho lập vị mà đến cũng vậy. Chúng ta phải phụng sự cho Vạn-Linh mới được, trong phụng sự ấy chúng ta không biết chúng ta bị quả kiếp nơi nào, người nào, nhưng nhờ phụng sự ấy mà mình gặp được người mình muốn trả nợ tiền-khiên, biết đâu nhờ hồng ân Đức-Chí-Tôn định cho mình gặp đúng người để đặng trả. Tóm lại, cũng phải phụng sự mới có.
Bây giờ về học hỏi thì chúng ta muốn gì? Muốn biết mọi điều về huyền vi cơ-tạo, muốn biết cho đặng thì phải phụng sự cho Vạn-Linh mà thôi; rồi trong phụng-sự ấy nó sẽ chỉ điều cho chúng ta muốn biết mà lập vị, và có gì hơn thay thế cho Đức-Chí-Tôn mà phụng sự cho Vạn linh lập vị ấy không thế gì ai chối cãi được.
Muốn làm cho đặng như Đức-Chí-Tôn đã làm ta phải làm gì ? Ngài biểu chúng ta hiến ba món báu trong mình chúng ta là Tam-Bửu.
1.- Xác thịt
2.- Trí não
3.- Linh hồn
Tức nhiên thân thể và phàm thể của chúng ta, Đức-Chí-Tôn biểu ta hiến cho Ngài đặng Ngài phụng sự cho Vạn-Linh.
Chúng ta thấy gì? Mỗi ngày ta kêu Đức-Chí-Tôn làm chứng, kêu Tam-Giáo làm chứng, giờ phút này con nguyện dâng cả xác thịt, trí não và linh hồn của con cho Thầy đặng Thầy làm lợi khí mà phụng sự cho Vạn-linh. Hễ dâng rồi còn gì của mình nữa, có trả nợ tiền khiên chớ không có tạo nữa; nếu có tạo mà giờ phút này mình đến Đền-Thánh này đây, ngồi trong lòng của Đức-Chí-Tôn đứng trong phần tử Thánh-Thể của Ngài tình cờ mình bị quả kiếp gì xảy đến, mình không biết, vì thân thể mình không biết duy chủ nữa mà chính Đức-Chí-Tôn duy chủ, vì mình giao cả thân-thể mình nơi tay Đức-Chí-Tôn thì mình không còn biết gì nữa. Ngày kia mình có thể nói mỗi hành tàng của con làm, con đã tạo, con giao cả trong tay Đại-Từ-Phụ, quyền hạn xử định do nơi tay Thầy chớ con không biết. 
Mình giao cả hình hài đó cho Ngài xử dụng, nếu sự thật có gì không hay xảy tới cho mình, mình không hiểu, mình giao cả thân thể mình cho Đức-Chí-Tôn đặng Đức-Chí-Tôn phụng sự cho vạn linh quyền xử dụng ấy do Đức-Chí-Tôn quyết định, mình đừng làm trái với mặt luật của Ngài định.
Ấy vậy, mỗi ngày từ mơi tới trưa, đến chiều, từ chiều đến khuya, từ khuya tới sáng, mình vô Đền-Thánh kêu Đức-Chí-Tôn, kêu Tam Giáo và các Đấng Thiêng-liêng mà phân chứng trước. Thân tôi không còn của tôi nữa, tôi đã hiến cho Đức-Chí-Tôn làm tôi tớ cho Vạn-Linh thay thế cho Đức-Chí-Tôn, giờ phút đó chúng ta không biết tội nào chúng ta đã làm dầu có tội mà chúng ta không làm điều gì thêm nữa thì quả kiếp ấy tiêu diệt, cơ quan giải thoát chúng ta đoạt không thể gì định tội được. Đức-Chí-Tôn biểu chúng ta không phải là chúng ta; mà chúng ta không phải là chúng ta thì quả kiếp ấy không phải là của chúng ta tức nhiên ta đã đoạt cơ giải thoát, quyền ấy chính của ta chớ không phải của Đức-Chí-Tôn. Lấy quyền của ta mà cho ta, mình đã định quyền cho mình, chớ không phải Ngài định; Ngài định cho có quyền giải thoát, quyền Thiêng-Liêng không có tạo, chính ta tạo quyền giải thoát đó do nơi ta mà thôi.

10. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 11 tháng 6 Năm Kỷ-Sửu

THÁNH-THỂ LÀ GÌ?
TẠI SAO LẤY TAM-BỬU LÀM THÁNH-THỂ?

Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự liên quan Thể-Pháp và Bí-Pháp của Đạo. Trước khi Bần-Đạo giảng tại sao Đức-Chí-Tôn lập hình thể hữu-hình đặng Ngài tạo Đạo.
Đêm nay Bần-Đạo giảng đặng cho cả thảy đều hiểu rõ Thánh-Thể làgì ? Tại sao lấy Tam Bửu ấy là trong người của ta để làm Thánh thể, cả thảy Tam bửu là có một, mà một do ba người hiệp nhứt, cũng như Càn-Khôn Vũ-Trụ sản xuất ba quyền Phật, Pháp, Tăng trong đó có ba người, nhưng trong ba người chỉ có một là Đức Chí Tôn mà thôi.
- Người thứ nhứt là ta hay là thể chất tức-nhiên thân-thể của ta đây.
- Người thứ nhì là chơn-thần tức là trí-não của ta hay là pháp thân; Pháp thân ấy do nơi Kim-Bàn phát hiện, tức nhiên do nơi Phật-Mẫu sanh đẻ ra đó vậy.
- Người thứ ba là chơn linh tức linh-hồn của ta hay linh-thể của chúng ta do nơi Đức-Chí-Tôn sản-xuất, ba món ấy hiệp lại mới thành người. Linh thể của chúng ta từ trước Đạo-Giáo của nhà Phật do Ấn-Độ sản-xuất, tức-nhiên Đức-Phật Thích-Ca đã minh tỏa thể-chất có ba người, Ngài gọi nguyên chất là ( Égo ) người thiệt của chúng ta, tới chừng đem qua Bắc Tông rồi, tức-nhiên họ qua Nho Giáo. Nho-Giáo không có tên mới đặt linh-thể ấy là Tâm lấy tâm đặt tên chơn-thể, chữ tâm ấy do tướng-hình Thiên Lương vi bổn.
Một vật hễ sản-xuất tại mặt địa-cầu nầy đứng trong khuôn-khổ Đạo-Giáo tức nhiên Thiên-Lương của mình, Thiên Lương ấy không tướng hình nên để chữ Tâm. Ấy vậy, chữ Tâm ở bên Bắc-Tông Phật-Giáo tỏa hình Linh-Thể của chúng ta đó vậy, tức nhiên tỏa hình chơn linh của chúng ta, do nơi Đức-Chí-Tôn sản xuất. Ấy vậy ba người trong thân thể chúng ta đang gánh chịu đó ; khi được hình rồi, có hiện tượng tại mặt thế này rồi thì chúng ta ngó thấy chúng ta có ba mối nợ.
Mối nợ của cha mẹ thân sanh ra ta, sản xuất ra ta, là mối nợ trước phải trả. Nếu khi ta đoạt kiếp được, lập vị Thiêng-liêng của mình đặng vô cửa Thiêng-liêng Hằng Sống mà đàng sau lưng của mình có mang ba mối nợ thì vô cửa ai cho, phải trả cho rồi mới vô đặng.
Vì cớ cho nên Đức-Chí-Tôn biểu mình phụng-sự cho Vạn-Linh, đặng trả nợ thi hài của mình, tức nhiên trả nợ máu thịt của mình, nợ ấy ta nhận là công chánh hay oan khúc cho ta? Thì chúng ta ngó thấy nó rất công-chánh, một giọt Máu, một điểm Tinh của chúng ta thọ nơi phụ mẫu chúng ta, rồi cha mẹ của ta đã thọ của người trên trước nữa, cũng một giọt Máu, cũng một điểm Tinh mà tạo nên thi hài. Cha mẹ đã thọ nơi Ông Bà Tổ Phụ của chúng ta, rồi giọt Máu, điểm Tinh ấy truyền thống cho chúng ta, ta phải chịu khi ấy phải trả, mà trả thì phải khổ cho ta lắm, nếu chạy thì cha mẹ chúng ta phải trả.
Rồi khi cha mẹ sanh ra ta, ta phải nhờ ai mà sống, nhờ ai mà nên người, nhờ ai mà có. Chúng ta sản xuất tại mặt thế gian này tức nhiên nhờ xã-hội nhơn-quần, nhờ ăn mới sống thi-hài thân-thể mới giữ đặng giọt Máu, điểm Tinh, để truyền thống? Trả đủ nợ ấy cho xã-hội nhơn-quần mới về cảnh Thiêng-Liêng Hằng Sống được. Quả nhiên chúng ta thiếu nợ hay là Tổ Phụ Ông Bà chúng ta thiếu nợ nên chúng ta phải trả; muốn trả phải phụng-sự cho xã-hội nhơn-quần. Đức-Chí-Tôn coi trọng hệ nhứt, nên Ngài mới lập trường công quả này đây. Chỉ có làm công quả nơi của Đạo Cao-Đài nầy mới trả hết số nợ đó mà thôi.
Tiếp sau đây Bần-Đạo sẽ giảng tại sao có mở trường công-quả trong thời buổi này? Ấy là nơi để chúng ta tạo công, rồi lấy công trả nợ máu thịt mà trả nợ máu thịt tức trả cho xã-hội nhơn-quần đó vậy.
Phụng thờ Tổ-Tiên Ông Bà và Song Thân đó, do Đạo Nhơn Luân Vi Bổn. Mang nợ máu thịt ấy phải trả tức-nhiên làm công quả để lấy công quả trả nợ máu thịt đó vậy.
Xã-hội chúng ta vẫn thấy từ thử đến giờ, chúng sanh vẫn chạy nợ, dầu muốn dầu không họ vẫn trốn nợ bất kỳ là nợ gì? Cho nên Đức-Chí-Tôn vi chứng rằng: Bây phải trả nợ mà bây đã vay từ trước. Ngài truyền tức nhiên Ngài truyền cho xã-hội nhơn-quần, vì trong Thiên Tánh của Ngài định cho chúng ta trả nợ, mà muốn cho ta dể trả nợ Ngài bảo chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta duy có phụng sự mà thôi. Vì cớ cho nên Ngài lập Đạo là vậy. Trả nợ nhơn-quần xã-hội rồi mới chỉ có một mối, còn hai mối nợ nữa phải trả chớ, nợ của người sản-xuất ra chơn-thần, là Mẹ đẻ pháp thân tức nhiên Phật Mẫu đó vậy.
Bây giờ Đức-Chí-Tôn Ngài đến đặng Ngài nhìn nhận con cái của Ngài. Đức-Chí-Tôn bảo Đức Phật-Mẫu bà là chủ nợ Bà phải đòi, kêu chúng nó đến trước mặt Bà mà trả cho Bà. Bà đừng để cho nó thiếu nợ mà nó giải thoát không đặng. Ngài đến mở Đạo nhìn chúng ta là con cái; con cái của Ngài nhìn chủ nợ là Bà, thì chúng ta phải trả, vì cớ cho nên chúng ta thờ phượng Phật-Mẫu là vậy. Chúng ta đến bái lạy Ngài thì chúng ta cũng nguyện dâng cả thi hài, chơn-thần và chơn-linh của ta đặng làm môi giới cho Ngài tạo Đạo, cũng như Đức-Chí-Tôn vậy. Chúng ta trả nợ Đức-Chí-Tôn ra sao thì đối với Phật-Mẫu cũng như thế ấy.
Còn nợ thứ ba nữa là: Nợ đối với Đức-Chí-Tôn. Ngài đã ban cho ta một điểm Chơn Linh của Ngài, tức nhiên chúng ta do nơi Ngài mà sản xuất. Linh Tánh của chúng ta Linh hơn vạn-vật, vì có tánh Trời ở trổng.
Bần-Đạo thuyết minh rằng: Con thú này có Ông Trời ở trổng. Oång đồng sống với nó. Có Ông Trời đồng sống trong Tánh Linh ấy, mà muốn trả nợ với Đức-Chí-Tôn do nhứt điểm chơn-linh của Ngài sản-xuất thì chúng ta phải làm như Ngài đã làm, đặng kế nghiệp cho Ngài, mà làm như điều của Ngài đã làm. Ở chúng ta không thể gì định được sự trả nợ của các Ngài, sự làm của Ngài có ảnh hưởng thanh túy, tức nhiên là hy-sinh Vạn-Linh mà phụng-sự Vạn-Linh. Chúng ta phải học ở Ngài, cái tánh chất mà Ngài đã làm để chúng ta phụng sự cho Vạn-Linh, như Ngài đã phụng-sự chúng ta thấy trước mặt không thể gì chối cải đặng. Chúng ta thiếu nợ Nhứt Điểm Linh, chúng ta muốn trả nợ phải trả như Ngài; mà muốn trả nợ Vạn linh Ngài phải làm tôi tớ cho Vạn-Linh. Chúng ta vẫn ngó thấy, chúng ta muốn trả nợ cho Ngài thì chúng ta phải làm tôi-tớ cho Vạn-Linh như Ngài đã làm. Chúng ta phải làm Thầy Vạn-Linh như Ngài đã làm Thầy của Vạn-Linh. 
Chúng ta trả ba món nợ ấy được rồi, tới ngày chúng ta giải thể của chúng ta, trở về cảnh Thiêng-Liêng Hằng Sống nhập vô Niết-Bàn-Cảnh, không còn ai níu lưng nữa. Phải trả nợ ấy rồi mới vô bởi vì chúng ta đã trả rồi.



11. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 18 tháng 06 Năm Kỷ-Sửu

SỰ PHẢN-KHẮC GIỮA ÐẠO & ĐỜI

Trước khi Bần-Đạo thuyết về Bí-Pháp chơn truyền của Đạo, Bần-Đạo đã kết luận cái phản khắc Đạo-Pháp, Thể-Pháp, tức nhiên sự phản khắc của Đời và Đạo. Sự phản khắc ấy do nơi Nguyên-khí mà ra, không phải vì Nguyên-khí trong Vạn-Linh mà thôi, Nguyên-khí của vạn loại nữa. Chính Nguyên-khí ấy trong mình của chúng ta đã chuyển xuất ra vậy.
Bần-Đạo cần thuyết cái thi-hài này lấy triết-lý chớ không phải lấy bí-truyền mà luận, thì thi-hài chúng ta đã có nơi mặt địa-cầu này, do nơi nguyên-căn vật dục xuất hiện ra, tức nhiên trong Thất tình nó đi đến cái tình chót hết là tình quyết-định, tình duy chủ, cả mối tình kia thường phản-khắc nhau còn cái tình Dục cốt-yếu duy-chủ định hướng của nó mà thôi.
Chúng ta ngó thấy trong Vạn-Linh nó chia ra hai phần chơn hồn: Tiểu-Chơn-Hồn và Đại-Chơn-Hồn. Tiểu-Chơn-Hồn chia ra làm ba thuyết, mà Tối-Tiểu là Vật-Chất-Hồn, Thảo-Mộc-Hồn và Thú-Cầm-Hồn nó thuộc Tiểu-Hồn.
Nhơn-Hồn thì có thứ Tiểu và có Đại tức-nhiên tình dục định phận nó, muốn Tiểu thì Tiểu, muốn Đại thì Đại.
Đại-Hồn là Thần, Thánh, Tiên, Phật bốn cái Đại-Hồn định Thiêng-Liêng vị cho cả Vạn-Linh. Chúng ta ngó thấy trong mình chúng ta có Thần, có Thú; vì cớ cho nên triết-lý Thất-Tình định duy-chủ, muốn làm Phật thì làm, muốn làm Thú thì làm, bởi nó định theo tình dục của nó. Bây giờ trong thân thể của chúng ta, trong nguyên-bổn của chúng ta, vẫn thường chiến đấu, Phật chiến đấu với thú, thú chiến đấu với Phật.
Hai hình-trạng của Đời và Đạo, Đạo xu-hướng theo Phật, Đời xu hướng theo Thú. Hai tương-quan phản-khắc ngang nhau, vì cớ cho nên thuyết Duy-Tâm và Duy-Vật nó hay tương-đối với nhau. Tình-dục duy-bổn thì thấy trong mình nếu chúng ta muốn thành Phật thì chúng ta làm đặng, muốn đi theo Phật lập-vị mình thì trong Đại-Hồn giúp ta làm đặng. Hay là tình dục ấy muốn đi theo đám Tiểu-Hồn, vì ảnh hưởng trong cá nhân ta mà ảnh hưởng ấy chẳng phải của chúng ta mà thôi. ! Chúng ta ngó thấy trong Vạn-Linh nó có hai con đường đi đặc biệt, không thế gì chối cãi được, thành thử cái phản-khắc tương liên của Đời và Đạo nó đi từ trong cá-nhân của chúng ta mà ra cho tới xã-hội nhơn-quần. Nhân-loại phản-khắc ấy không thể gì tưởng được. Từ thử tới giờ lập-vị Phật như Đức-Phật Thích-Ca cũng chưa giải quyết được; Đức-Chí-Tôn đến kỳ này chúng ta thử hỏi giải quyết hay không? Cũng phải giải quyết chớ, Ổng đến vạch ra lẽ Phật với Thú ấy để chán chường trước mắt. Con cái của Ổng, Ổng biểu lấy trí khôn-ngoan, lấy huệ khiếu của mình làm môi giới, tùng theo Nguơn Linh làm căn-bản.
Định Phật, muốn Phật, sẵn được Phật; muốn thú được thú, Ông chỉ hai con đường rõ rệt để cho con cái của Ổng quyết-định cho mình. Sự tương-tranh tương-đấu bây giờ trong các xã-hội nhơn-quần trong mặt địa-cầu này, đương nhiên bây giờ cũng tấn tuồng ấy làm hình trạng của nó ra lớn vĩ-đại, chúng ta không để ý mà thôi. Muốn tìm tàng chơn-lý thì rõ-rệt không có gì lạ lùng hết.
May sao, giờ phút này nhơn-loại đương bị trong thảm cảnh khốn-khổ không biết chừng nào; thảm cảnh ấy xô đến cảnh diệt vong của họ nữa mà chưa giải quyết được, vì cả tinh thần bên Phật yếu ớt bên Thú đương tráng kiện, hùng hổ dữ tợn, mà bên Phật thì yếu ớt quá. Đạo Phật truyền tại mặt địa-cầu này đương nhiên bây giờ vô giá trị; mà hể Đạo hết quyền tức nhiên con vật kia không có kỷ cương muốn chạy đâu thì chạy, muốn làm gì thì làm; muốn làm ngần nào thì đặng ngần ấy; nếu không duy chủ đặng nó, tánh đức không mực thước, không chuẩn thằng, không biết định phận mình thì sẽ xô đẩy đến cảnh diệt vong chớ không có gì lạ hết.
Bởi vậy cho nên Đức-Chí-Tôn đến kêu gọi cả toàn nhơn-loại chỉ con đường diệt vong trước mắt, khôn thì dừng bước lại để biết lấy phận mình đứng mực nào, rồi mình mới phân định được. Bí-Pháp chơn-truyền Bần-Đạo thuyết không gì khác hơn là chỉ đường, biết giá trị mỗi cá nhân, mình biết mình. Nếu vị Hoàng Tử con của Ông Vua kia lên ngôi Cửu-ngũ trị vì thiên hạ mà không biết giá trị tương lai làm Chúa thì tưởng lại họ như kẻ thường dân hèn-hạ, họ tập thành theo tánh đĩ thõa, điếm-đàng buông lung, thì chẳng khi nào làm Vị Đế Vương xứng đáng đặng. Mình phải biết địa vị mình thế nào, rồi mới thi-hành theo khuôn-luật định của mình, Bí-Pháp chơn truyền là vậy.
Ngày giờ nào cả con cái Đức-Chí-Tôn biết đoạt Pháp, biết mình, biết định phận cho mình, biết ngôi vị của mình, biết giá trị của mình là giờ ấy trật tự an ninh trong cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống Đức-Chí-Tôn để tại mặt thế này, tức nhiên trong cửa Đạo đây mới thiệt giá trị.
 Giờ phút này ngó thấy tấn tuồng hỗn độn, con người họ tưởng Đạo Cao-Đài như Thầy Chùa, Thầy Pháp, Bóng-Chàng, nói cái nào cũng được, vì cớ mới có Đảng-Phái dám cả gan bày ra Tả-Đạo Bàn-Môn… Nếu biết đâu dám làm, vì họ lầm tướng diện của họcho nên ngày nay mới có cái cảnh tương tàn đánh sát họ kia kìa,bằng đi tới nữa thì không còn chơn tướng nào tồn-tại được.
Ấy vậy, Bần-Đạo đã nói rõ, bây giờ có một điều trọng yếu không lẽ trong cái Bí-Pháp chơn-truyền nói cho mấy người nghe mà thôi, mấy người được đặc ân gì mà hưởng riêng như vậy.
Kể từ đây đến sau, họa may Bần-Đạo có thuyết, là thuyết trong ngày Sóc-Vọng mà thôi, hễ đi cúng nhiều thì nói, bằng không thì thôi. Còn nữa, nếu con cái Đức-Chí-Tôn còn làm biếng đi cúng nữa thì vô nhà tịnh rồi sẽ hay chớ không thuyết nưã.

12. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 29 tháng 07 Năm Kỷ-Sửu

SỰ VẬN-CHUYỂN KHÔNG NGỪNG CỦA BÍ-PHÁP TẠO-DỰNG VŨ-TRỤ & CON NGƯỜI

Đêm hôm nay Bần-Đạo khởi giảng tiếp Bí-Pháp chơn-truyền của Đức-Chí-Tôn.
Trước khi chúng ta muốn hiểu, cái huyền vi của Bí-Pháp ấy thì chúng ta phải tìm coi con người của ta đây có chịu ảnh hưởng với Thể-Pháp ấy thế nào, và ta là gì trước đã.
Ta là gì ? Và có trọng hệ trong cơ-quan bí-mật, Tạo-Đoan Càn-Khôn Vũ-Trụ, và tạo hình thể chúng ta có tại mặt thế này, nguyên do đâu sản-xuất ? Chúng ta đã ngó thấy Đức-Chí-Tôn đến Ngài để trước mặt chúng ta một cái huyền-bí tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ.
Bần-Đạo thuyết về " Tam-Bửu" tức nhiên là:
1/- Thi-Hài
2/- Chơn-Thần
3/- Chơn- Linh.
Đức-Chí-Tôn gọi chung là xác thân. Chơn-thần và chơn-linh, Bần-Đạo xin nói quả-quyết rằng: không có một vật-loại nào trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này mà không do quyền năng vô-tận của Đức-Chí-Tôn sản-xuất. Cái nguyên do thế nào chúng ta đã ngó thấy; vạn-vật trong Càn-khôn Vũ-Trụ này phải hoạt động mãi thôi không ngừng, nó nhờ hoạt động chuyển luân mà tấn hóa mãi mãi.
Vạn-vật trong Càn-Khôn Vũ-Trụ dù trái địa-cầu thấy trước mắt hay địa cầu chúng ta đương cư ngụ đây, phải vận hành luôn; ngưng là chết mà cả vạn-vật loài người cũng phải vậy. Nó có lưu động là nhờ khí nổ Thái-Cực buổi nọ, Thái-Cực nổ thành khối lửa; khối lửa nổ trong Càn-Khôn Vũ-Trụ hiện ra muôn muôn triệu triệu ức quả địa-cầu trong Càn-khôn Vũ-Trụ. Quả cầu ấy nguội lại thành địa-cầu chúng ta đương ở đây, là quả địa-cầu 68. Quả cầu ấy là vậy.
Bần-Đạo nói thật không có vật loại nào, chúng ta nam nữ cũng vậy, cũng đồng trong khối chất ấy mà biến ra; Bần-Đạo đứng giữa tòa giảng này, nói tất cả đều chịu ảnh-hưởng Thái-Cực đó định mà có. Ngày giờ chúng ta chết, chúng ta trở về Nguơn khí vô cùng vô-biên ấy, cũng do nơi quyền-năng vận-chuyển của Thái Cực. Cái Nguơn-Linh của chúng ta cũng do quyền năng Thái-Cực mà nó nắm cả Nguơn-linh tạo nghiệp ấy trong Càn-Khôn Vũ-Trụ. Cả cơ-quan hữu-hình, nó tạo Bí-Pháp vô-biên là chuyển luân trong Càn-Khôn Vũ-Trụ hoặc là chuyển luân hình thể, hoặc là chuyển luân Ngươn khí, hay chuyển luân Bí-Pháp Thiêng-Liêng của Ngài. 
Ấy vậy, Bần-Đạo khởi giảng trong ba món bửu-bối chúng ta là gì? Thi-hài chúng ta đồng mạng như sống theo vạn-vật hữu-hình là vật thú; thật sự nó vậy chớ không gì khác hết; nếu chúng ta kiếm theo cái phương pháp " Cách vật Trí-tri " chúng ta đã ngó thấy quả quyết rằng: con người chúng ta không có gì khác hơn con Khỉ, con Chó, con Bò, con Trâu, thật sự nó vậy.
Duy có một điều trọng hệ hơn hết là do nơi quyền năng Tạo-Đoan của Đức-Phật-Mẫu đã tạo chơn-thần chúng ta và hình thể chúng ta, khi con người mới thai-bào. Con tinh trùng (spermatozoaire) ở trong Nguơn khí Cha nhập vào lâm bồn của Me,ï kết hợp với noản châu (ovule) của Mẹ; dương trùng của cha tạo biến thành hình hài xương cốt chúng ta, còn noản châu của Mẹ chúng ta biến ra máu thịt của chúng ta đó vậy; hai vật ấy phối hợp lại với nhau thành tượng biến hình hài.
Hai cái tinh trùng và noản châu hiệp lại khác hẳn với cái hình tướng tinh-trùng đơn-sơ, khi nhập vào làm một. Cái buổi tượng hình của chúng ta thì chơn-thần của chúng ta còn ở ngoài thân, ngoài cốt hài của hài chúng ta; nó vơ-vẩn hoặc là quanh theo bà Mẹ chúng ta ở dựa bên, nhứt là bà Mẹ đi nơi nào nó đều theo nơi đó. Chơn-thần đến theo người Mẹ có chửa, nếu người Mẹ có Đạo-Đức dám chắc đi đâu chưa có sự gì rủi ro đến đổi thiệt-hại, bởi cớ cho nên đứa con theo mãi, theo cho đến khi tượng hình chúng ta ra khỏi lòng bà Mẹ, chơn-thần ấy mới nhập vô ảnh-hài đó làm khuôn-viên cho ảnh-hài đó. 
Tượng hình khuôn-khổ chơn-thần Đức Phật-Mẫu đã tạo cho nó đi bực Tiểu-Hồi nó đi trong thú chất không có chơn-thần nào tạo nhứt phẩm liên-hoa mình cho trọn vẹn.
Họ có can-đảm dám đầu kiếp từ vật-loại đi lên, tạo đến Phật-Vị đặng tạo nhứt phẩm liên-hoa. Phật-Mẫu tạo ra họ buộc họ phải quên cả kiếp trước, bỏ cái cũ nhập vô cái mới đi từ Tiểu-Hồi Vật-hồi đến Nhơn-Loại. Chơn-Linh ấy biết làm người rồi đó, làm cũng như khuôn-khổ chúng ta biết vậy. Ngộ-nghĩnh thay nếu chúng ta ngó thấy tinh-thần chúng ta đầy-đủ Đạo-Đức chừng nào thì chơn-thần ảnh-hài càng ngày càng đẹp càng tăng tiến.
Bởi thế Tiên-Nho chúng ta có nói: rủi sanh chỗ bất phước: Tiên-Nho ta cho rằng: kiếp tu không có dễ dàng, ít có người tu thiệt tâm-tu, nếu tinh-thần đầy đủ là kiếp sanh mình tạo đầy đủ Đạo-Đức, mỗi kiếp tu của chúng ta mỹ-miều đẹp-đẽ lắm.
Hại thay !!! Chúng ta đã ngó thấy trong nhà Phật, chúng ta quả quyết rằng: những chơn-thần nào bị tội đọa xuống phong-đô trong Kim-Bồn Phật-Mẫu xuất hiện thế nào mà bị đọa xuống cửa Địa-ngục rồi hại thay! Quả kiếp ấy Quỉ-quái thì thành Quỉ-quái không thoát.
Cả tinh thần ấy biến tướng do Nguơn-linh mà ra, vì Nguơn-linh không đủ quyền năng tạo dựng. Tạo dựng Nguơn-linh ấy phát động thế nào, thì Nguơn-linh biến động ra thế ấy. Loài người ở tới chừng nào đoạt-được Đạo nơi mặt đia-cầu này mới thôi.
Kể từ ngày có nhơn-loại nơi mặt địa-cầu - này đến nay chừng một ngàn năm trăm triệu năm nếu đoạt được phẩm vị, đó là nhơn-phẩm chớ không phải là giả-nhơn; chịu trong phẩm giả-nhơn ít nữa một trăm triệu năm, xác thịt họ mới có phương thế dung-nạp nguơn linh Đức-Chí-Tôn.
Chơn-Thần Phật-Mẫu đến theo loài người từ buổi mới tạo ra loài người, còn Nguơn-Linh Đức-Chí-Tôn đến loài người chừng năm chục triệu năm Nguơn linh có trong thân thể của loài người. Đức-Chí-Tôn đến sau chớ không đến trước như Đức Phật-Mẫu. Khi mẹ chúng ta sanh ta ra, nuôi gần năm sáu tuổi cũng chưa biết cha là gì; chưa biết theo cha, nghe hiểu nhìn cha là gì; bảy, tám, chín, mười tuổi mới biết. Buổi ban sơ loài người cũng thế đó.
Phật-Mẫu sanh ra chỉ biết nuôi nấng theo bực Tiểu-Hồi, chớ Đại-Hồi chưa có. Ngày giờ có Đại-Hồi là Đức-Chí-Tôn giáng linh trong thân-thể loài người.
Thánh-Giáo Gia-Tô nói: hình-hài người là đất, Ngài nắn Ngài thổi ra mới biến người. Không phải vậy đâu; nếu nói thân-thể con người thú chất là đúng, duy có Đức-Chí-Tôn đến ở cùng nó mới là Thánh thôi.
Đức-Chí-Tôn ở cùng nó thì là Đại-Hồi (Ego) chớ không phải Tiểu-Hồi (Monad).
Bây giờ ta sống với cái Nguơn-linh mà cái Nguơn-linh xác thịt ấy là Phật và thú; chơn-thần chúng ta làm trung-gian cho thi hài, làm trung gian cơ cũng như làm thông ngôn cho Chơn-linh và xác thịt chúng ta vậy.
Bần-Đạo lấy cái thí-dụ trắng như: cái máy bay, cánh đuôi và mình là xác thịt, cái chong-chóng quây đi được đó là chơn-thần. Người cầm lái điều khiển cho vận hành là cái linh-tánh định cái sống đặc biệt nó là Ngươn-linh.
Bần-Đạo nói lại nữa: cái máy bay, mình, đuôi nó chẳng khác chi như xác chúng ta, chong-chóng quây chạy đó là chơn-thần; người cầm máy làm cho máy bay vận hành theo ý người muốn là Nguơn-linh đó vậy.
Muốn hiểu Bí-Pháp Đức-Chí-Tôn thì xem cái xác thịt của chúng ta và chơn-thần của chúng ta phải chịu ảnh-hưởng thế nào thì cái Bí-Pháp thế ấy. Linh-hồn trúng là chơn-pháp, trật là giả-pháp.
Kỳ tới Bần-Đạo kết vô Bí-Pháp Đức-Chí-Tôn.
đột � � k `� P�� ta phụng sự trong Thánh-Thể Đức-Chí-Tôn tức nhiên phụng sự cho Ngài, tuổi già chớ tinh-thần không già, không buổi nào chúng ta già hơn Đức-Chí-Tôn, nhỏ làm tôi mọi cho nhỏ, lớn làm tôi mọi cho lớn, già làm tôi mọi cho già.
Không buổi nào thấy cái già cái khổ cho chúng ta tức-nhiên giải-khổ rồi đó vậy.
Sanh, Lão không phải khổ chúng ta, mà nó là một cơ-quan giúp cho đời được lịch duyệt. Bịnh, Tử không phải khổ của chúng ta, mà nó là cơ-quan giúp ta đoạt Thiêng-Liêng vị. Bịnh-Tử , bịnh chúng ta làm gì chúng ta bịnh, tại số chết của chúng ta, tại khối sanh quang của ta hết lực mà thôi.
Kiếp sanh này làm tôi cho người, dầu cho có bỏ xác hay chết là cùng. Mạng sống kiếp sanh của mình do quyền Đức-Chí-Tôn định liệu, thì sợ gì cái chết; trái ngược lại thiên hạ sợ chết là khổ mới chết, còn chúng ta không sợ chết vì chết là cơ-quan giải-thoát đó vậy.
Giờ phút này người tu là đem thân làm nô lệ cho nhơn-loại, rồi có vui sướng gì với kiếp sanh mà cần sống, giá trị cái sống của ta khác hẳn hơn thiên hạ tưởng-tượng, mà tưởng tượng cái chết của ta là buổi nghỉ-ngơi, buổi hết cực; cái chết ấy chẳng phải do mình mà do nơi Đức-Chí-Tôn định là tới buổi Đức-Chí-Tôn nói các con đã làm xong phận sự, Thầy cho con về.
Giờ phút này chúng ta đương ở Đền-Thánh của Ngài đây, đương phụng sự cho Ngài đây, thì cái sống chết của chúng ta không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa, và trong Tứ-Khổ không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa: Ấy vậy, " Tứ-diệu-đề" tức nhiên bài học, bài thi, của đề mục khổ duy có Đạo Cao-Đài giải quyết nó, đánh mất nó, làm cho nó không còn giá trị chi nữa, tức-nhiên chính mình và toàn cả con cái của Đức-Chí-Tôn hay tương lai tôi nữa cũng vậy.
Chúng ta trọn hiến thân làm Thánh-Thể cho Ngài mà ta sống cho mình chớ không phải sống cho Ngài là không đúng; sống không phải sống cho mình mà chính là sống cho Ngài vì chính mình đem trọn cái sống ấy dưng nạp cho Ngài, mà tưởng tượng ta khổ thì tức nhiên Đức-Chí-Tôn khổ còn gì. Ổng không có khổ, mà lại sống vinh diệu quá, ta lại gặp thời kỳ này may duyên gặp được một cảnh sống lạ thường, sống về Thánh-chất, sống về Thiêng-Liêng, sống về Càn-Khôn Vũ-Trụ, sống về Trời Đất, sống dường ấy mà gọi là khổ sao đặng.
Ấy vậy, Chơn-Pháp thuộc về Thể-Pháp của Thiên-Đạo Cao-Đài ngày nay có lẽ phù hợp với tinh-thần nhơn-loại hơn các nền Tôn-Giáo khác; có lẽ, nhưng chúng ta đừng ỷ mình.
Mỗi ngày thường tự hỏi mình coi làm vừa sức của ta chưa? Làm vừa sức của Đức-Chí-Tôn biểu mình làm hay chưa? Sống của mình có vừa với cái sống của Đức-Chí-Tôn hay chưa? Nếu chúng ta đủ tinh-thần, đủ trí não và đủ năng lực để thay thế cái sống của Đức-Chí-Tôn thì " Tứ-diệu-đề" của Đức Phật Thích-Ca để tại mặt thế-gian này không có nghĩa-lý gì và giá trị gì đối với chúng ta hết.
Thể-Pháp của Đạo Cao-Đài chủ về sống mà đánh tiêu cả sự khổ tức-nhiên đánh tiêu cả Thể-Pháp. Thể-Pháp đánh tiêu được thì sẽ đánh tiêu Bí-Pháp được.

13. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 15 tháng 08 Năm Kỷ-Sửu, Lễ Hội-yến Diêu-Trì Kim-Mẫu.

BÍ-PHÁP HỘI-YẾN DIÊU-TRÌ KIM-MẪU

Hôm nay là ngày Lễ kỷ-niệm Bí-Pháp, Bí-Pháp Hội-Yến Diêu-Trì. Đức-Chí-Tôn đã lập trong nền chơn-giáo của Ngài, Bần-Đạo thừa dịp nên thuyết minh cho toàn cả con cái Đức-Chí-Tôn hiểu rõ cái huyền-vi bí-mật ấy, bởi có ảnh hưởng với cơ-quan đoạt Đạo chúng ta tại mặt thế-gian này. Hơn nữa Bần-Đạo có phương-tiện tỏ ra một đức-tin dị thường của một Đấng yêu-ái, một Đấng tạo Càn-khôn Vũ-Trụ, Đấng Tự-Hữu Hằng-Hữu , Đấng quyền-năng Vô-tận vô-biên, cốt để cho con cái của Ngài thấu đáo cái tâm tình của Ngài đối với ta và ta đối với Ngài dường nào.
Đoạt-đặng đức-tin phi-thường ấy, năm Ất-Sửu tức-nhiên năm một ngàn chín trăm hai mươi lăm (1925), Đức-Chí-Tôn đến với chúng ta, nhưng Ngài đến với một tình bạn mà thôi, đến với một danh hiệu, giờ phút này Bần-Đạo không dám nói. Ngài đến cũng làm bạn Thượng-Phẫm và Hộ-Pháp. Tháng 2 năm ấy Ngài dùng cơ bút huyền-diệu của Ngài, Ngài dạy vọng Thiên-Bàn Cầu Đạo (điều mà chúng ta không thể tưởng tượng đây là một cử chỉ ) ai cũng lấy làm lạ, nhiều người muốn tầm Đạo phải để một dấu hỏi; hỏi tại sao buổi ấy Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp có một đức-tin vững-vàng nghe theo lời Ngài vọng Thiên-Bàn Cầu-Đạo. Điều mà chúng ta không thể tưởng-tượng, đây là một cử-chỉ chung chớ không phải cá-nhân Thượng-Phẩm hay Hộ-Pháp mà lời huấn-giáo của Ngài cốt-yếu để cho toàn thể nhân-loại nơi mặt địa-cầu này nhứt hơn hết là nòi giốngViệt-Nam chúng ta.
Bần-Đạo nói đây: Còn có Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương-Hiếu là người bạn Cao-Thượng-Phẩm và Bần-Đạo buổi ban sơ thấu hiểu điều ấy, Ngài đến với một tình cảm đáo để, một đức-tin vững-vàng làm sao đâu? Không thể sợ đặng; không còn biết vị-kỷ nhục-nhã chi hết; giữa khoảng đường nơi Châu Thành Sài-gòn thiên-hạ tấp-nập mà Đức-Chí-Tôn buộc phải quỳ ngoài đường dựa bên lề ấy, quỳ đặng cầu-nguyện xin Đạo cho chúng sanh, tội nghiệp thay!!! Ngài thử thách cho đến nước thoảng như mình quỳ đó mà thiên hạ không hiểu mình quỳ làm gì thì cũng ít mắc cở chút mà cũng có thể quỳ, còn làm mà người biết thì nhột-nhạt khó chịu lắm, nhưng sợ Đức-Chí-Tôn phải rán mà làm.
Ngoài ra có Ông bạn ai cũng đều biết danh của người là nhà thi sĩ danh tiếng; Bần-Đạo dám chắc nội trong Nam-Bộ chúng ta đây chưa có ai bằng, nổi danh thi sĩ đứng đầu hết thảy là người ấy, không biết chứng cớ gì mà người mê thi-phú của Đức-Chí-Tôn quá chừng quá đổi, đến nước người thuộc lòng thi-phú của Đức-Chí-Tôn rồi người họa lại với Đức Chí Tôn, người làm như mê-man vậy. Bần-Đạo thì nhột-nhạt, duy có sợ mà vâng mạng lịnh thi-hành, quyền giáo-hóa của Đức-Chí-Tôn, còn người " Thi sĩ Bồng-Dinh" họa theo đó mà ngâm, thiên-hạ thấy tấn-tuồng dị-hộm tụ lại xem đông lắm. Trước để một cái bàn vọng thiên cầu Đạo, ngay chính giữa coi bộ dị-hộm lắm, Bần-Đạo mới gát hai tay lên cho đở mắc cỡ, vừa gát tay lên thì cái bàn quây gõ nói chuyện.
Các Đấng Thiêng-Liêng đến không biết bao nhiêu, đến các Vị Giáo-Chủ cũng xuống giảng dạy chúng ta và làm nhiều kiểu lạ lắm: cũng lúc này Đức-Chí-Tôn đã giáo hóa khá lâu, các Đấng Thiêng-Liêng cũng đến cùng Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp, tuy mới mà đủ đầu óc có một đức-tin vững-vàng, đức tin ấy có thể nói rằng: tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm hiểu nhiều rồi; nên Đức-Chí-Tôn mới ra lệnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi Đấng vô hình; đãi 10 người: Đức Phật-Mẫu và Cửu-Vị Tiên-Nương. Phần hữu-hình có 3 người Thượng-Sanh, Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp. Sắp tiệc ấy do tay Bà Nữ Chánh-Phối-Sư Hương-Hiếu vâng mạng lịnh tạo thành một tiệc, trên bàn thờ Phật-Mẫu, ở dưới sắp 9 cái ghế cũng như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muỗng, dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đải người hữu-hình vậy; duy có 3 người có xác thịt là Thượng-Sanh, Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp. Bần-Đạo mới hỏi tiệc này là tiệc gì? Ngài nói là Hội-yến Diêu-Trì, Bần-Đạo nghe nói vậy thì hay vậy chớ không biết giá trị Hội-Yến là gì cả. Nghĩ chắc cũng có ảnh-hưởng gì cần-yếu đến tương-lai của Đạo mà vâng lịnh thôi. Chớ không hiểu nghĩa lý cho cùng cạn gì hết. 
Ba người sống đồng ngồi ăn, còn Bà Phối-Sư Hương-Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho 9 vị và trên bàn thờ cho Đức-Phật-Mẫu cũng như người sống kia vậy.
Bần-Đạo còn nhớ một chuyện lạ-lùng, lúc đó lấy làm kỳ quái không hiểu gì hết, giờ biết Đạo mới hiểu Đức-Chí-Tôn buổi nọ lấy một tên riêng đối với Bần-Đạo; bây giờ Bần-Đạo không dám nói lại, Ngài đến làm bạn cùng Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp.
Chừng Hội-Yến Diêu-Trì rồi các Đấng Thiêng-Liêng và các Vị Giáo-Chủ ra từ giã (thăng) kế Đức-Chí-Tôn đến nhập cơ. Thượng-Phẩm và Bần-Đạo tọc-mạch hỏi:
- Khi nãy Diêu-Trì-Cung đến có Ngài đến ở đó không?
Đức-Chí-Tôn trả lời:
- Có chớ, ta ở đây từ khi ban-sơ đến giờ.
- Ngài có thấy Diêu-Trì đến không ?
- Có chớ, chính mình ta tiếp đãi !
Cao Thượng-Phẩm hỏi:
- Diêu-Trì-Cung ngó thấy Ngài không ?
- Không ngó thấy.
Cao Thượng-Phẩm hỏi:
- Sao vậy ?
Ngài trả lời: 
-Ngài dùng phép ẩn thân.
Bần-Đạo tọc mạch hỏi tiếp:
- Như đứa em của tôi là Thất-Nương Diêu-Trì có thể đoạt đặng chăng?
- Đoạt đặng chớ !
Cao Thượng-Phẩm hỏi:
- Phải làm sao ?
Ngài nói:
- Phải tu, bằng không tu thì chẳng đoạt đặng.
Bần-Đạo hỏi:
- Tu chừng bao lâu mới đoạt đặng ?
Cái đó Ngài làm thinh. Bần-Đạo hỏi một năm, năm năm, một ngàn năm, mười ngàn năm, một trăm ngàn năm…, Ngài cũng làm thinh, rồi thôi không hơi sức nào hỏi nữa, không biết chừng nào mới đoạt đặng, nghe vậy hay vậy. Các Vị Nữ Phái rán nhớ Diêu-Trì-Cung, Bần-Đạo có giải nghĩa Hội-Yến Diêu-Trì là gì rồi đó.
Toàn Thánh-Thể Đức-Chí-Tôn và con cái của Ngài rán để ý cho lắm: Từ khi Đạo bị bế Ngọc-Hư-Cung bác Luật, Cực-Lạc Thế-Giái thì đóng cửa nên chúng sanh toàn cả Càn-Khôn Vũ-Trụ có tu mà thành thì rất ít, bởi phương-pháp khó-khăn lắm, muốn đoạt Pháp không phải dễ.
Cổ-Pháp định cho các chơn-hồn về nơi Diêu-Trì-Cung hưởng được Hội-Yến Bàn-Đào tức nhiên hưởng được Hội-Yến Diêu-Trì, ăn được quả Đào-Tiên, uống được Tiên-Tửu mới nhập vô cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống gọi là nhập tịch. Ôi thôi ! Từ thử đến giờ có ai đặng hưởng, nếu có đặng hưởng cũng một phần rất ít.
Giờ phút này Đức-Chí-Tôn quyết-định tận độ con cái của Ngài thay vì Bí-Pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi Kim-Bàn Phật-Mẫu đặng hưởng đặc ân Thiêng-Liêng của Đức-Chí-Tôn.
Đức-Chí-Tôn buộc Phật-Mẫu phải đến tại mặt thế gian này để Bí-Pháp Hội-Yến Diêu Trì tại cửa Đạo này cho con cái của Ngài giải-thoát, ấy là một Bí-Pháp Thiêng-Liêng duy có tay Ngài định pháp ấy mới đặng.
Hôm nay là ngày Phật-Mẫu đem Bí-pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn Vạn-linh sanh chúng; Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo này mà thôi.
Hôm nay ngày Lễ của Ngài mà cũng là ngày trọng hệ trong cửa Đạo; xin toàn cả con cái của Ngài nhớ và để nơi tâm mình, bởi thế năm nào Bần-Đạo cũng để ý đến Lễ của Ngài hơn hết; từ tạo thiên lập địa đến giờ chưa có ai hưởng được thời kỳ này, Ngài đến tại mặt địa-cầu 68 này đặng tận-độ con cái của Ngài.
Chúng ta phải chiêm-ngưỡng ơn vô-biên vô-tận của Ngài. Chúng ta phải chiêm-nghiệm Lễ này để làm mật-niệm cám ơn Đức-Chí-Tôn và Phật-Mẫu ấy là Bí-Pháp của chúng ta đó vậy.
ne-� ! h : `� P�� -family: "Times New Roman";mso-fareast-font-family:"Times New Roman";color:black'>Giờ phút này chúng ta đương ở Đền-Thánh của Ngài đây, đương phụng sự cho Ngài đây, thì cái sống chết của chúng ta không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa, và trong Tứ-Khổ không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa: Ấy vậy, " Tứ-diệu-đề" tức nhiên bài học, bài thi, của đề mục khổ duy có Đạo Cao-Đài giải quyết nó, đánh mất nó, làm cho nó không còn giá trị chi nữa, tức-nhiên chính mình và toàn cả con cái của Đức-Chí-Tôn hay tương lai tôi nữa cũng vậy.
Chúng ta trọn hiến thân làm Thánh-Thể cho Ngài mà ta sống cho mình chớ không phải sống cho Ngài là không đúng; sống không phải sống cho mình mà chính là sống cho Ngài vì chính mình đem trọn cái sống ấy dưng nạp cho Ngài, mà tưởng tượng ta khổ thì tức nhiên Đức-Chí-Tôn khổ còn gì. Ổng không có khổ, mà lại sống vinh diệu quá, ta lại gặp thời kỳ này may duyên gặp được một cảnh sống lạ thường, sống về Thánh-chất, sống về Thiêng-Liêng, sống về Càn-Khôn Vũ-Trụ, sống về Trời Đất, sống dường ấy mà gọi là khổ sao đặng.
Ấy vậy, Chơn-Pháp thuộc về Thể-Pháp của Thiên-Đạo Cao-Đài ngày nay có lẽ phù hợp với tinh-thần nhơn-loại hơn các nền Tôn-Giáo khác; có lẽ, nhưng chúng ta đừng ỷ mình.
Mỗi ngày thường tự hỏi mình coi làm vừa sức của ta chưa? Làm vừa sức của Đức-Chí-Tôn biểu mình làm hay chưa? Sống của mình có vừa với cái sống của Đức-Chí-Tôn hay chưa? Nếu chúng ta đủ tinh-thần, đủ trí não và đủ năng lực để thay thế cái sống của Đức-Chí-Tôn thì " Tứ-diệu-đề" của Đức Phật Thích-Ca để tại mặt thế-gian này không có nghĩa-lý gì và giá trị gì đối với chúng ta hết.
Thể-Pháp của Đạo Cao-Đài chủ về sống mà đánh tiêu cả sự khổ tức-nhiên đánh tiêu cả Thể-Pháp. Thể-Pháp đánh tiêu được thì sẽ đánh tiêu Bí-Pháp được.

14. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 1 tháng 09 Năm Kỷ-Sửu.

TẠI SAO ĐỨC CHÍ-TÔN CHỈ GIÁNG BÚT
TRUYỀN BÍ-PHÁP CHO HỘ-PHÁP

Bần-Đạo hứa mỗi kỳ Sóc-Vọng thì thuyết Bí-Pháp. Hôm nay Bần-Đạo khởi thuyết về Bí-Pháp. Có nhiều yếu tố Bần-Đạo phải minh bạch ra cho toàn con cái của Đức-Chí-Tôn hiểu cái sơ-yếu của Bí-Pháp đối với ta và đối với Đức-Chí-Tôn.
Bần-Đạo khởi giảng cho hiểu tại sao Đức-Chí-Tôn mở Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là mở Cơ-quan tận độ chúng sanh? Đức-Chí-Tôn sai Hộ-Pháp giáng thế; tại sao Ngài không dùng cơ bút để truyền Bí-Pháp cho con cái của Ngài; Ngài chỉ giáng bút truyền cho Hộ-Pháp mà thôi. Vì cớ cho nên bạn của Bần-Đạo nơi Hiệp-Thiên-Đài có lắm người thắc mắc về vụ đó. Không có lạ chi; mở cơ-quan tận độ chúng-sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam Chuyển tái phục Thiêng-Liêng vị nơi cảnh vô hình; mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa-mục của các Đẳng Chơn-hồn cần phải thi đặng đoạt vị: Thăng hoặc Đọa.
Bởi cớ cho nên Đức-Chí-Tôn gọi là trường thi công-quả là vậy. Đức-Chí-Tôn cho Hộ-Pháp và Thập-Nhị Thời-Quân đến cốt yếu để mở cửa Bí-Pháp ấy đặng cho Vạn-Linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức-Chí-Tôn buổi mới sơ khai chưa tạo thiên lập địa, Ngài muốn cho Vạn-linh đặng hiệp cùng Nhứt-Linh của Ngài do quyền-năng sở-hữu của quyền hạn Thần-Linh.
Ngài vừa khởi trong mình quyết-định thi-hành điều ấy thì Ngài nắm cái Pháp. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài; kế thứ nhì là Pháp hễ nắm Pháp rồi Ngài phán-đoán vạn-vật thành hình; Ngài muốn vạn-vật thành hình tức nhiên Tăng, cả Vạn-Linh đều đứng trong Tăng. Ấy vậy, Pháp là chủ của Vạn-Linh. Bởi do nơi Pháp, Vạn-Linh mới chủ tướng biến hình do nơi Pháp, mới sản xuất Vạn-Linh; Cả huyền-vi hữu-hình Đức-Chí-Tôn tạo Đạo do nơi Pháp. Chúng ta biết Pháp thuộc về hình-thể của Vạn-Linh, vì cớ cho nên Đạo-Giáo minh tỏa rõ-rệt Tam Châu Bát-Bộ thuộc về quyền Hộ-Pháp. (Tam-Châu Bát-Bộ Hộ-Pháp Thiên-Tôn).
Tại sao gọi Tam-Châu Bát-Bộ là: Đông Thắng Thần-Châu, Tây-Ngưu Hóa-Châu, Nam Thiện Bộ-Châu, đều thuộc quyền hạn của Hộ-Pháp, còn Bắc-cù Lưu-Châu để cho các phẩm chơn hồn Quỷ vị nó định phận tại nơi đó, định nơi cư trú tại đó. Nó có một quyền năng vô định chẳng cần chỉ giáo; để đặc biệt một Châu cho Quỷ vị ăn năn tu học đặng đoạt vị; ba Bộ-Châu kia thuộc quyền hạn Hộ-Pháp giáo-hóa, duy có Bắc-Châu Ngài không thường ngó tới lắm, để cho nó tự-do làm gì thì làm, khôn nhờ dại chịu. Bát-Bộ là gì ? là nơi Bát Phẩm chơn-hồn chớ có chi đâu; Tám hồn là gì: là Vật-Chất hồn, Thảo-Mộc hồn, Thú-Cầm hồn, Nhơn-hồn dĩ chí cho đến Thần, Thánh, Tiên, Phật. Tám bộ ấy thuộc về quyền hạn Hộ-Pháp thiên vị nơi Đức-Chí-Tôn gọi đến tạo cơ-quan tận độ chúng-sanh không còn ai khác hơn Hộ-Pháp, chính Hộ-Pháp trách-nhiệm ấy.
Hạnh-phúc thay cho nhơn-loại! Hạnh phúc thay cho Vạn-Linh! Đức-Chí-Tôn đã đem một hồng-ân tối đại để nơi mặt địa-cầu 68 này. Tại sao Đức-Chí-Tôn giao cho Hộ-Pháp? Bần-Đạo nói thật giờ phút nào Bí-Pháp duy-chủ quyền Đạo là giả tướng mà thôi, không có chơn thật gì hết. Nếu chúng ta tu mà không đoạt Pháp được tức nhiên chúng ta không giải thoát đặng, thì kiếp tu chúng ta không hữu-ích chi hết.
Hộ-Pháp đến cốt yếu đem Bát-Phẩm chơn-hồn Thăng vị: nhiều hoặc ít, có thể một đẳng cấp từ Vật-Chất Hộ-Pháp đem lên Thảo-Mộc, Thảo-mộc đem lên Thú-Cầm, Thú cầm đem lên Nhơn-loại dĩ chí Phật vị, Hộ-Pháp có thể chỉ định cho họ đặng. Bởi trong quyền ấy Đức-Chí-Tôn nói trọng quyền thì trọng phạt. Quyền hành nắm chẳng phải nơi mặt thế gian này mà thôi, Hộ-Pháp và Thập-Nhị Thời-Quân, không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao-Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần-Đạo nói đây là quyền Đạo Cao-Đài cả Thiêng-Liêng Hằng Sống.
Cao-Đài Đại-Đạo cảnh vô hình kia y như lời Tiên-tri của Công-Giáo tức nhiên Thiên-Chúa-Giáo nói: Trên nước Thiêng-Liêng Hằng Sống kia Đức-Chí-Tôn gần đến và đã đến, đến thời buổi này; ấy vậy, bây giờ chúng ta tìm coi cái tương-liên chúng ta đối với Đức-Chí-Tôn, Đức-Chí-Tôn biểu chúng ta làm gì, và chúng ta đã làm gì?
Đức-Chí-Tôn muốn ta làm Thi-Hài Hữu-Hình của Ngài, tức-nhiên Ngài đến lập Thánh-Thể của Ngài là Hội-Thánh. Hội-Thánh của Ngài để thay hình ảnh cho Ngài. Muốn thay hình ảnh cho Ngài thì phải đổi cho Ngài cái gì? Ông đem cơ giải thoát, đem phẩm vị Thiêng-Liêng cho chúng ta, đem tận nơi tay cho chúng ta đặng chúng ta định vị; rồi Oång đòi chúng ta đổi chọn cái gì? Ổng đòi chúng ta đem đổi ba món Báu là " Tam-Bửu" là Tinh, Khí, Thần. Cái liên-quan mật thiết Tinh, Khí, Thần là gì ? Đối với thi-hài chúng ta nó bảo-trọng thế nào mà Đức-Chí-Tôn đòi đó mà thôi ? Nếu không có nó chẳng hề khi nào Đức-Chí-Tôn tạo thành Thánh-Thể của Ngài đặng. Ngài lấy ba cái vật tỷ như: ba món báu trong mình chúng ta; Hoa, Ngài tỷ như thân-thể chúng ta; Rượu, Ngài tỷ như trí-thức tinh-thần khôn-ngoan của chúng ta; Trà, Ngài tỷ như linh-hồn của chúng ta, mà thật ra trong mình của chúng ta có ba món ấy là báu mà thôi.
Ngộ-nghĩnh thay chúng ta nên để ý điều này. Đức-Chí-Tôn biểu chúng ta mỗi ngày phải dâng ba món ấy: ba món trọng hệ hơn hết là Tinh, Khí, Thần. Thường ngày chúng ta chỉ lấy Khí, Thần dâng mà thôi, còn Tinh thì Tiểu-Đàn hay Đại-Đàn mới có. Ngài chán biết thi-hài của chúng ta chẳng phải chúng ta làm chủ nếu đòi quả-quyết nó thì nó đi đặng phụng-sự cho Vạn-Linh thì không có làm gì được, nên Oång không buộc mà để cho nó có quyền tự-do định-phận của nó. Nội bao nhiêu đó chúng ta cũng ngó thấy cái lòng Đại-Từ Đại-Bi của Ngài đến thế nào. Thể-chất kia mà Ngài không ràng buộc không ép bức để cho nó định phận, tưởng coi ai có nhân từ đến mức đó không ?.
Kỳ tới Bần-Đạo sẽ giảng tiếp về trí-não và tâm-hồn như thế nào.

15. Đức Hộ Pháp
     Thuyết Đạo Tại Đền Thánh đêm 30 tháng 10 Năm Kỷ-Sửu

CHÚNG TA PHẢI GIỮ CÔNG-CHÁNH DUNG-HOÀ GIỮA DUY-TÂM VÀ DUY-VẬT
(TÂM VẬT BÌNH HÀNH)

Hôm nay Bần-Đạo đình thuyết Bí-Pháp; cái nguyên do như thế nào Bần-Đạo xin biện ra. Vả chăng chúng ta ở trong hoàn-cảnh náo nhiệt, vì hai thuyết Duy-Tâm và Duy-Vật đương chiến-đấu với nhau. Chúng ta dầu Chức-Sắc Thiên-Phong hay là mấy em Nam Nữ Lưỡng-Phái cũng thế. Là một phần tử trong Thánh-Thể Đức-Chí-Tôn, Ngài đã tạo tinh-thần cho chúng ta vì sự thương yêu của Ngài nên Ngài lập Thiên-vị tại mặt thế này cho con cái thương yêu của Ngài. Ngài biểu chúng ta ký hòa-ước với Ngài để thay thế hình ảnh cho Ngài, đem hết tinh thần từ-bi công chánh của Ngài đối đãi với Vạn-Linh tức nhiên chúng ta phải thay thế hình-ảnh cho Ngài, dung hòa Vạn-Linh hiệp với Chí-Linh, tức nhiên Ngài cho chúng ta cái sứ-mạng để dung-hòa Đời với Đạo.
Cái lý thuyết Duy-Vật, là cái lý thuyết sống của Đời, còn cái lý-thuyết Duy-Tâm phải chăng là cái sống của Đạo. Đáng lý ra chúng ta phải tùng bên mặt Duy-Tâm thì phải? Bởi chính mình chúng ta có sứ mạng thay-thế duy-chủ của Duy-Tâm tức nhiên chúng ta phải ngã bên mé Duy-tâm hơn hết. Vì đã có ký hòa ước với Đấng Chí-Linh kia giữ công-chánh đặng dung hòa tinh-thần Đời và Đạo, vì mức sống ấy chúng ta không nên nghiêng đổ đó vậy.
Chúng ta tìm-tàng, chúng ta định ngược lại là có cái lý do này Đạo Cao-Đài không cần dùng mê-tín dị-đoan làm cho sự tín-ngưỡng được mạnh-mẽ của nó, không cần!!! Trái ngược lụng lại đem hết triết-lý chơn thật để tại mặt thế này mà thôi. Bởi vì dối-trá dầu cho Đạo hay Đời, trường dối-trá ấy đã làm cho cơ thể Tạo-Đoan nghiêng-ngửa; chúng ta không cần xu-hướng theo cái dối trá thường tình nữa, chúng ta phải tiêu-diệt cái sự dối trá. Lại nữa, trong hoàn-cảnh chúng ta đương làm trung-gian dung-hòa cho Đạo và Đời chúng ta chẳng nên mượn thế-lực mê-tín dị-đoan để làm khiếp phục, đặng quyết thắng tà quyền đương làm tinh-thần loài người điên-đảo. Một trường ngôn luận xì-xào đã kiếm thế hèn tiện của thiên-hạ đặng tính tạo thành một phản động lực đặng làm mất giá trị một nền Tôn-Giáo của Đức-Chí-Tôn.
Bần-Đạo nói thật muốn đánh tiêu cả sự dối-trá gian-ngược ấy chẳng phải dễ. Người có thể làm cho thiên hạ mê tín dị-đoan được là Bần-Đạo mà Bần-Đạo không làm, bởi vì Bần-Đạo coi sự làm ấy hèn tiện và vô Đạo-Đức. Bần-Đạo chỉ lấy một cái triết lý chơn thật của Đức-Chí-Tôn để giáo Đạo cho con cái của Ngài mà thôi. Bần-Đạo duy muốn làm bạn với con cái của Ngài, nên phẩm vị Phật sống của Đức-Chí-Tôn để cho Bần-Đạo mà Bần-Đạo chưa có ngồi. Aáy vậy, mê-tín dị-đoan trong cửa Đạo Cao-Đài không có và không cần có, quả quyết hẳn vậy, nên đình lại, đình Bí-Pháp Chơn-truyền nếu thuyết ra là lấy cái quyền-năng mê-tín dị-đoan mà thắng thiên hạ là một điều hèn nhát nên Bần-Đạo không dùng. Bần-Đạo hứa chắc sẽ giáo hóa cho con cái của Đức-Chí-Tôn mà thôi.
Bây giờ Bần-Đạo xin thuyết ý-vị và cái nghĩa lý sống của con người; vả chăng chúng đến với một phần xác ở tại thế này, chúng ta phải biết cái sống của nó ý vị gì ? Đã sanh đứng làm người tại mặt thế này, chúng ta nên tìm hiểu cho thấu đáo cái ý vị cái sống ấy và nghĩa lý của nó có thế nào trước cái đã. Vì thế mà từ Thượng-cổ đến giờ tinh-thần loài người vẫn đeo đuổi mãi mà thôi, vì cớ cho nên tượng trưng các hình-tượng, các nền Đạo, các Tôn-Giáo.
Chúng ta quan-sát cả triết lý cái sống phải có lý do nào ? Sống đương nhiên của chúng ta có hai sống:
1/- Sống về vật-chất mà nói rõ ra là sống về phương-pháp thú chất.
2/- Sống về tinh-thần tức-nhiên sống về cái phương-pháp hiển-háchanh-linh của nó.
Chúng ta thấy hai cái quyền-năng ấy nó tương tranh với nhau mãi mãi mà thôi, vì cớ cho nên mới nảy sanh ra hai thuyết: Duy-Tâm và Duy-Vật. Chúng ta thử giở lịch-sử của loài người thì chúng ta biết loài người như đã nói cái thuyết kia là phải " Connais toi, toi même" nghĩa là người biết người hơn hết. Mình biết mình đặng chi? Đặng tìm tàng cho thấu đáo cái nghĩa-lý sống của mình.
Chúng ta ngó thấy Thượng-Cổ, bực cổ-nhân là hàng vĩ-nhân, dân Âu-châu thì có "Socrate" cũng do thời đại nhơn-sanh đó, chính Ngài lấy thuyết Đấng Chí-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ cái thuyết làm cho các phản động-lực coi Ngài như kẻ thù-nghịch, đến nước cái quyền năng buổi nọ mạnh-mẽ thế nào tử-hình Ngài cho Ngài lấy chén thuốc độc mà tự-tử. Khi giam Ngài trong ngục Ngài có phương-thế hội-đàm với các nhà triết-học. Tới giờ chót chúng đem chén thuốc-độc đưa trong tay của Ngài biểu Ngài uống; Ngài bưng chén thuốc-độc ấy để từ giả các bạn của Ngài mà Ngài nói như nói chơi vậy. Ngài nói tôi biết rằng: Ngoài cơ-thể Tạo-Đoan này của Đời này, nó còn các cơ-quan vô-hình tối-trọng kia, tôi quả-quyết rằng có, thì cái chết ta mong lắm chớ !!! Giờ phút ta cầm chén "Suré" này ta uống, thì ta sẽ được hội hiệp với các vị hiền-triết, được làm bạn với họ thì có gì hơn. Nói rồi Ngài bưng chén "Suré" Ngài uống. 
Giờ chết của Ngài, giờ ngặc mình của Ngài, thì môn-đệ của Ngài hỏi: "Ngài chết đây rồi Ngài sẽ đi đâu hay sẽ làm gì? Ngài cười nói: ta chưa biết ta sẽ làm Chúa cả cơ-thể Tạo-Đoan này để điều-đình cả cơ-quan vĩ-đại của Càn-Khôn Vũ-Trụ hay ta sẽ làm chân của con châu-chấu? Dầu thế nào cũng có Đấng cầm mực thước định cho ta làm cái gì thì ta làm cái nấy. Cái chết đối với Ngài không có nghĩa lý gì hết.
Đức Lão-Tử khi đoạt được bí-mật của Bát-Quái-Đồ rồi Ngài từ giả nhà Châu, Ngài về Côn-Lôn-Sơn mà an nghỉ. Môn-đệ của Ngài hỏi: Ngài về Côn-Lôn-Sơn để làm gì? Có hạnh-phúc hay không? Ngài trả lời duy có cái biết cuả ta mà đã làm cho ta có thú vị sống đặc-biệt, không cần nói rõ hạnh-phúc ấy ra thế nào, nhưng ta chỉ nói rằng: cái biết cuả ta nó làm cho ta hưởng thú-vị an vui của cái sống ấy.
Đức Khổng-Phu-Tữ từ giả quan-trường về giáo-đạo dạy các môn-đệ của Ngài; thiên-hạ gọi là vô-phước mà cảnh thiệt vô-phước của Ngài là lúc Ngài làm quan cho nhà Châu, làm quan cho nước Tề, nước Yên và lúc châu-lưu trong Lục-Quốc.
Bây giờ sống với Thất-Thập Nhị-Hiền, Tam-Thiên Đồ-Đệ của Ngài, là Ngài hạnh-phúc hơn hết, vì Ngài biết cái thú vị cái sống của Ngài thế nào; cái sống của Ngài vui về Đạo mà thôi. Giờ trái ngược lụng lại sống, chúng ta ngó thấy trước kia sống của Tần-Thủy-Hoàng, sống của Sở-Bá-Vương hai tay trắng lập nên nghiệp đế đè nén cả tinh-thần dân chúng buổi nọ, vị chúa của họ sanh-sát tàn ác không có điều gì mà họ không làm, quyền hành của họ tàn ác lắm.
Cái sống của Tần-Thủy-Hoàng thế nào, dòm lụng lại cái chết rồi Ngài than: Các tài tình thâu nghiệp để ta thắng được duy có cái chết ta thắng không được. Vì thế mới cho người đi kiếm thuốc trường-sanh bất-tử, mê-tín đến nước người ta cho ăn " dương khí ngựa " (nước dái con ngựa) mà cũng ăn nữa, ăn đặng sống mà anh ta cũng chết.
Nã-Phá-Luân đã được cơ-hội làm nên nghiệp-đế, hồi buổi đó làm cho toàn cõi Âu-Châu các nước chư-hầu đều cúi đầu hết thảy, đến chừng chết, chết trong ngục Ile de Saint Hélène.
Ông Vua giàu có sang trọng hơn hết là Louis XIV (Louis 14) thiên hạ thế-kỷ đó cho là Ông Vua Trời (Le Roi Soleil) cả thiên-hạ đều tùng-phục kính-trọng, kiêng-nể. Âu-Châu buổi nọ có thể nói Ngài là một vị bá-chủ của thiên-hạ không có cái gì mà anh ta không có "Tứ-Hải Phú-Hữu" sang trọng vô-biên có một điều là đền Vua của Ngài "Palais Louis 14" quân lính canh tuần bảy vòng mà ngăn cấm cái chết vô trong hoàng gia của Ngài không đặng; chết cả con cháu của Ngài cho đến nỗi gần hết trong hoàng-gia, rốt chuyện Ngài truyền Ngôi báu lại cho đứa cháu nội mà thôi.
Ngài than: Hại thay ! hoàng thành của ta mấy vòng canh nghiêm nhặc mà nó không cản được cái chết đến nhà ta.
Chức-vị sang trọng của mình sống như con cọp vậy, bắt được thịt ăn cho đã rồi nằm ỳ ra đó ngủ mà chúng cũng kiên cũng sợ nhưng chúng chưa biết thương; sống như con cá Ông không ai thấy mà chiếc ghe nào chìm thì có người ta đỡ. Cái sống con cọp không có ai thờ, còn cái sống của con cá Ông có người ta thờ.
Hai cái sống đặc biệt ấy là cái sống Duy-Vật và cái sống Duy-Tâm. Bần-Đạo tả ra cho con cái của Ngài lấy đó mà suy gẫm./.

Hết





Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More