LỜI-TỰA
***
Mỗi Tôn-Giáo đều có một sứ-mạng Thiêng-Liêng,
một Giáo-Lý đặc biệt để đưa con người đến Chân-Thiện-Mỹ.
Tuy nhiên tùy theo không gian, thời gian, tùy
theo trình độ của con người mà Giáo-Lý của mỗi Tôn-Giáo đều có một vai trò đặc
biệt trong từng giai-đoạn. Ngày nay, các Giáo-Lý bí truyền của các Tôn-Giáo xa
xưa không còn đủ khả-năng để hướng con người về nẻo thiện; vì lý-do không còn
hợp với thời đại, vì lý-do khó hiểu, nhất là khó có thể thực hiện được trong xã
hội hiện tại và con người văn minh hiện nay chỉ biết tin tưởng vào khoa học,
xem thường đời sống tâm linh.
Quyển BÍ-PHÁP ra đời để thực hiện cái
Thiên-Trách của Đại Đạo, nhằm đưa con người đến cảnh Thiêng- Liêng Hằng-Sống.
Quyển BÍ-PHÁP là một Giáo Lý thiết thực hướng
dẫn mọi người tiến trên đường Đạo; là một ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta thóat
khỏi cảnh tối-tăm mê lầm.
Quyển Bí-Pháp là một Chơn Lý của nhân loại, một
triết lý sống phù hợp với xã hội hiện đại, đã dung- hòa được các hệ thống tư
tưởng của nhân loại và có thể đáp ứng được nhu cầu tiến-bộ của nhân loại về mọi
mặt.
Ngoài ra, quyển Bí-Pháp hiện là một dư âm đầy
ưu-ái của Đức-Hộ-Pháp còn vọng lại trên cõi giả tạm này.
1. Đức Hộ Pháp
Thuyết
về BÍ-PHÁP tại Đền-Thánh đêm 05-04 Năm Kỷ-Sử (1949)
BÍ-PHÁP ĐƠN-SƠ CỦA CÁC TÔN-GIÁO
KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI LƯƠNG-TRI
LƯƠNG-NĂNG CỦA CON NGƯỜI NGÀY NAY
Kể từ
đêm nay Bần-Đạo khởi tiếp về Bí-Pháp Chơn-Truyền của ĐỨC-CHÍ-TÔN.
Ấy là
một thuyết-pháp trọng yếu khó khăn hơn hết, toàn cả Thánh Thể Đức-Chí-Tôn tức
nhiên Chức- Sắc Thiên-Phong đều biết rằng: Các nền Tôn Giáo đương-nhiên bây giờ
nếu gọi là thất chơn truyền thì thất chơn truyền do nơi đâu? Do tại Bí-Pháp
không đúng theo lương-tri lương năng của loài người.
Lương-tri
lương-năng của mỗi người đương thời buổi này, đã đạt đến một mức cao thượng,
trọng hệ là những triết lý đơn-sơ buổi nọ, của các nền Tôn-Giáo để tại mặt thế
này, hồi buổi thượng cổ, không cầm được quyền năng cầm tâm-lý của nhân loại
trong khuôn khổ đạo-đức tinh thần nữa.
Đối
với các triết lý Bí-Pháp buổi nọ, bây giờ nhân loại tăng tiến quá lẽ, thành thử
các vị Giáo-Chủ đã lập luật-pháp, nhưng luật pháp đơn sơ ấy, ngày nay không có
đủ quyền năng trị tâm thiên hạ nữa.
Bởi
thế cho nên nền Tôn-Giáo mới hơn các nền Tôn-Giáo khác có mặt tại Địa-Cầu này
là nền Thiên-Chúa-Giáo, vị giáo chủ sáng suốt, vị Giáo Chủ ngôn- ngữ hoạt bát,
tinh thần minh hoạt hơn hết, là Đức-Chúa Jésus-Christ, nhưng hại thay trong thể
pháp Ngài đủ quyền-năng đem đủ Giáo Lý của Ngài, đặng làm nền tảng tâm lý của
nhơn loại. Nhưng về mặt Bí-Pháp Chơn-Truyền, Ngài chỉ có nói một điều các
Môn-Đêï nhứt là các vị Thánh Tông-Đồ: "có nhiều lý lẽ cao siêu" ta
chưa có thể nói với các ngươi đặng, dầu ta có nói các ngươi cũng chưa hiểu.
Vì cớ
cho nên Bí-Pháp Chơn-Truyền của Công-Giáo không có, không có thể có; bởi theo
Bí-Pháp, theo lời Đức Chúa Jésus-Christ thì buổi nọ Bí-Pháp Chơn-Truyền của
Ngài chưa có thể gì nói cho thiên hạ nghe đặng.
Ngày
nay Đức-Chí-Tôn đã đến, đem nền Tôn-Giáo của Ngài để tại mặt thế nầy, đặng
chỉnh đốn đạo-đức tinh- thần từ thượng cổ đến giờ, bằng huyền diệu cơ bút. Ngài
đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem
cơ bí-mật huyền vi Tạo-Đoan giáo-hóa con cái của Ngài.
Nền Tôn-Giáo
xưa khác, còn nền Tôn-Giáo của Đức-Chí-Tôn ngày nay khác.
Vã
chăng mỗi cơ quan đã tượng-hình nơi Càn-Khôn Vũ-Trụ ngày giờ này có hai mặt
luật.
1.
Luật hữu vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể-Pháp.
2.
Luật vô hình là định luật bí-ẩn của nhân- loại gọi là Bí-Pháp.
Đạo-Giáo
trọng-hệ nhứt là Bí-Pháp, vì do nơi Bí-Pháp mà người ta mới tìm-tàng được trong
cơ-quan Tạo-Đoan.
Cơ
quan đó, tìm tàng Bí-Pháp ấy do Cách-Vật Trí-Tri nếu ta dịch ra pháp văn
"la raison renverra toute la chose" Cách-Vật Tri-Tri, ta ngó thấy
Đạo-Nho đã có một khoa tối cổ đó vậy.
Các
Đạo-Giáo đương quyền tức nhiên cơ-quan Tạo-đoan vạn-vật, Đạo phải có luật
Hữu-Hình và Vô-Hình.
Đạo-Giáo
của Đức-Chí-Tôn hay các nền Tôn-Giáo khác cũng vậy, Đạo là gì ? Đạo là Huyền-Vi
Bí mật cơ-quan Tạo-Đoan trọn cả cơ quan tạo-đoan ở trong hai khuôn luật
Hữu-Hình và Vô-Hình của nó.
Khuôn-luật
Vô-Hình tức nhiên cơ quan bí mật huyền-vi.
Tìm
hiểu đặng chi? Phải tìm hiểu đặng, mới biết cái định luật về phần hữu vi. Trong
hữu hình ấy, nếu ta lấy Cách-vật Trí-Tri cuả nó mà tầm vô-hình vô-ảnh của nó.
Luật Hữu-Hình tức nhiên là Thể pháp.
Luật Vô-Hình tức nhiên là Bí-Pháp.
Bây
giờ chúng ta lấy một cái thí dụ, nếu nấu một nồi cơm muốn cho chín, cho ngon,
ta phải làm thế nào? Muốn cho nồi cơm trắng thì phải giã gạo, trước khi nấu để
gạo vào nồi ta phải vo cho sạch cám, vo rồi bắt lên nấu, nấu không đổ nước thì
thành gạo rang còn gì, nếu đổ nước nhiều thì nhão, nhão quá thành cháo ngô, nên
phải đổ nước cho vừa chừng với gạo, cơm cạn rồi cần phải bới lửa ra chỉ hông
lấy hơi cho chín thì gạo mới thành cơm.
Nồi
cơm bây giờ đem ra, ta phải tìm cái bí mật của nó tại sao cơm nhão? Tại sao cơm
khô? Tại sao có cơm cháy? Tại sao cơm sống. Nếu từ thử đến giờ Quốc-Dân
Việt-Nam không biết nấu cơm thì ăn gạo sống sao ? Định-Luật chỉ có một chứ
không có hai!
Một
cái thí dụ nữa: Như làm bánh bông-lan chúng ta ngó thấy muốn làm cần phải có
bột, có đường, có trứng gà tất cả là ba món. Bây giờ phải làm sao cho Bánh
Bông-Lan nổi tầm phồng. Chúng ta thấy phải đánh trứng gà cho nổi bong-bóng đều
lên, để đường vô đánh nữa, đánh cho nổi tầm phỏng, rồi mới để bột vào đánh nữa,
đánh cho đều , bột, đường, trứng gà đánh cho nổi thật đều, nổi chừng nào tốt
chừng nấy tới chừng hấp phải để hơi lửa vô cho nóng cho chín thành ra bánh Bông-Lan
tầm phỏng, nếu bánh không nổi thì thành bánh xệp.
Nhận
định, rồi mình ngó thấy Bột, Đường, Trứng, Gà, là thể pháp nướng chín và nổi
thuộc về Bí-Pháp, cái bí ẩn vô biên là để lưả nướng chín. Cho nó chín, cho nó
tầm phỏng đó mình không thể định được.
Bây
giờ cơ quan Tạo đoan cũng vậy, nó có cái lý do của nó, nó có cái định luật của
nó, nó có từ mức của nó. Tức nhiên hình luật, chúng ta có thể quan sát được là
thể pháp, còn mức bí ẩn chúng ta không thể lấy trí định được tức-nhiên Bí-Pháp.
Ấy là
một điều rất trọng yếu các nền Tôn-Giáo tại mặt địa cầu nầy, được trường cửu hay
chăng là do luật Bí-Pháp.
Đức-Chí-Tôn
để cả hai triết lý cho nhơn loại biết sự thật. Bởi cớ cho nên Đức-Chí-Tôn đến.
Ngài đến đặng Ngài giải một triết lý, một công lý hiện- hữu tại mặt thế-gian
này.
Sự
chơn thật Ngài đã giải sự chơn thật.
Ấy vậy
từ đây đến sau, Bần Đạo giảng tiếp Thể-Pháp cho biết Thể-Pháp rồi mới thấu đáo
Bí-Pháp. Có một điều Bần-Đạo khuyên đừng có bơ-bơ nữa, điều khó khăn phải để
tinh-thần trí-não tìm hiểu cho lắm, khó lắm phải rán học mới có thể đoạt-pháp
đặng.
Điều
rất khó khăn là phải viết sách, nhưng Bần-Đạo muốn lấy ngôn ngữ làm thế nào cho
mau hiểu.
Kỳ tới
Bần-Đạo giảng tiếp, Từ đây đến sau phải rán nghe đặng họ.
2. Đức Hộ Pháp
Thuyết đạo tại Đền Thánh
đêm 9 tháng 4 Năm Kỷ Sửu (1949)
THỂ-PHÁP LÀ CƠ-QUAN GIẢI-KHỔ BÍ-PHÁP
LÀ CƠ-QUAN GIẢI-THOÁT
Kỳ
trước Bần-Đạo giảng tại sao gọi là Thể-Pháp và Bí-Pháp của khuôn luật Tạo-Đoan
Càn-khôn vũ-trụ nầy. Nay Bần-Đạo giảng tiếp do nơi học thuyết nào sản xuất ra
chữ Đạo.
Vả
chăng, cơ Tạo-Đoan hiển nhiên trước mắt, chúng ta thấy là định một khuôn luật,
ngó thấy cả vạn vật đặng sống trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, nó có nghĩa lý sống cuả
nó, cũng như mình biết mình có nghĩa lý sống của mình. Cái nghĩa lý sống ấy có
phần hiển-nhiên ta định được, ta thấu đáo được, gọi là Đời, còn bí-mật huyền-vi
chúng ta lấy lương tri lương-năng định đoạt không được, thuộc về bí-ẩnhuyền-vi
cơ-tạo, nhứt là cái Sống và cái Linh là trọng yếu của cơ-quan Tạo-đoan hơn hết,
nó giục tinh-thần nhơn-loại buộc phải tìm tàng khảo-cứu cho ra hình-tướng, phần
ấy gọi là Đạo.
Vì cớ
cho nên sách vở để lại, thiên hạ đã thú thật rằng không phương đoạt được, phần
định được chỉ nói "Cường-Danh Viết-Đạo".
Cái
sống và cái linh chia ra làm hai hạng:
- Hạng
khảo cứu về Vật.
- Hạng
khảo cứu về Thần.
Vật
thì xu hướng theo bản năng của cơ Tạo-Đoan hiện hữu, lấy vật lý làm căn bản, mà
lấy vật-lý làm căn-bản thì họ hướng về xã-hội nhơn quần, hay là định-sống của
xã-hội, định sống của xã-hội tức là định-sống của vật. Định-sống của vật tức
nhiên là đời.
Bây
giờ, bí-ẩn huyền-vi của cơ Tạo-Đoan để trước mắt có nhiều lý lẽ bất-công, họ
khảo-cứu về Tinh-Thần Đạo-Đức. Những lẽ bất-công đó, buộc họ tiềm-tàng cao-siêu
hơn nữa đặng cho thấu-đáo cả bí-mật huyền-vi cơ Tạo-Đoan ấy.
Lẽ cố
nhiên, con nguời cũng đồng sống với vạn-vật, thấy mình linh hơn vạn vật, biết
mình có bản-năng đặc-sắc hơn nhờ cái Linh đó. Linh ấy đáng lẽ nó phải tồn-tại,
nhưng cơ bí-mật Tạo-Đoan, có chết thì có sống, giục con nguời đi trong con
đường hiểu biết, tiềm tàng cho thấu-đáo, tại sao mình sống, sống duy-chủ
thân-thể mình, mình chết cái Linh ấy, cái sống ấy nó đi đâu? Vì cớ mà đời đã
sản xuất các triết-lý Đạo-Giáo, các vị Giáo-Chủ từ trước đến giờ đến thế-gian
này tạo Đạo, đã để hai khuôn khổ, định về chủ hướng ấy.
Sống
về vật hình là dìu-dẫn sự sống của huyền-linh, họ thuyên về một đường vô-hình.
Sự sống chết họ thấu-đáo cái hư-không tiêu-diệt và cái tồn tại hiển-hách của
nó.
Bây
giờ cả hành-tàng bất-công do chỗ nào sản xuất ra trong cửa Đạo.?
Đời
chúng ta ngó thấy cái sống về vật-hình chia hẳn nó ra, thì cái sống về vật-hình
là bóng dáng mơ hồ. Trong cái sống vật-hình, thi-hài thể-chất, chúng ta nhận
thấy nó không tồn tại, mà trái ngược lại nó vẫn là cơ quan tạo-khổ cho ta mà
thôi. Đã là cơ quan tạo khổ, thì cái sống này có hữu ích gì đâu? Chẳng lẽ cơ
bí-mật Tạo-Đoan tạo ra vật-hình, mà loài nguời ngó thấy đây để ảnh hưởng đến
chơn tánh cao-thượng, Tạo-Đoan ra không phải để chịu thống khổ mà thôi, phải có
nguyên do gì chớ? Bởi nguyên do phải có chủ hướng, vì lẽ đó mà nó giục
nhân-loại tìm-tàng chí-hướng của con nguời sống để làm gì, là tìm hiểu đặng
định phận của mình, liên-quan như thế nào trong cái sống, tức nhiên là thấu-đáo
bản năng của mình, định-phần tương-lai giữa càn-khôn Vũ-trụ trong vạn-vật đó
vậy.Tương-lai của sự sống tức nhiên tương lai của loài người. Tương-lai của
loài người tức-nhiên tương-lai của Đạo. Con người đứng trước vạn-vật, thú cũng
đồng thú, khác bởi người là Đạo, trong người Chí-Tôn đã để Đạo, Đạo khác với
thú là vì trong loài thú Đức-Chí-Tôn không có để Tánh-Linh như Đức-Chí-Tôn đã
định tánh cho loài người, đặng loài người làm chúa vạn-vật. Vật phải dựa vào
trong tay loài người đặng duy-chủ đó vậy.
Ấy vậy
Bần-Đạo nói: Có Thể-Pháp thì có Bí-Pháp.
Các vị
Giáo-chủ cũng phải tùng theo khuôn-luật đó, một nền chơn-giáo có thể-pháp là
cơ-quan giải-khổ cho chúng-sanh tức-nhiên phải có Bí-pháp đặng làm cơ quan giải
thoát cho chúng-sanh. Hễ độ phần xác tức-nhiên phải độ phần Hồn cho toàn vẹn.
Một
nền Tôn-Giáo nào đã xuất-hiện tại thế gian này dầu Thể-pháp cao-siêu bao nhiêu
đi nữa, nếu không có Bí-pháp làm tướng-diện căn-bản, thì nền Tôn-Giáo ấy chỉ là
Bàn-Môn Tả-Đạo mà Thôi.
Kỳ tới
Bần-Đạo sẽ giảng-tiếp Thể-pháp và Bí-pháp.
3. Đức Hộ Pháp
Thuyết Đạo Tại Đền Thánh
đêm 13 tháng 04 Năm Kỷ-Sửu (1949)
SỐNG LÀ ĐỜI THUỘC THỂ-PHÁP
LINH LÀ ÐẠO THUỘC
BÍ-PHÁP
Trước
khi giảng tiếp Bí-pháp và Thể-pháp của Đạo, Bần-Đạo nhắc lại một lần nữa, kỳ
rồi Bần-Đạo đã tỏ cho cả thảy đều biết, nhơn-loại đến giữa cơ Tạo-Đoan Càn Khôn
Vũ Trụ huyền vi bí mật Tạo-Đoan đã cho một tánh-chất ly-kỳ bí mật , là
khôn-ngoan hơn Vạn-Vật, do khôn-ngoan ấy mà tìm hiểu rằng cả cơ thể Tạo-Đoan có
hai đặc-điểm trọng-yếu:
- Một là Sống
- Hai là Linh
Biết
được hai đặc-điểm ấy, thấy nhơn-loại có hai chủ-hướng: Một là nương với cái
sống của mình, cho cái sống là hệ-trọng tức-nhiên là học-thuyết cơ-thể Taọ-Đoan
của đời, hai là nương theo tinh-thần nhơn-loại, nương theo triết-lý nầy cho cái
Linh là trọng-hệ, vì cớ nên xu-hướng theo phần hồn là Tinh-Thần thường tại.
Bây
giờ chia theo hai lẽ ấy.
Sống tức là Đời
Linh tức là Đạo
Hai lẽ
sống chia nhơn-loại ra hai đường căn-bản, đứng trung-tâm-điểm cũng do nơi
trí-thức tinh-thần, mà trí thức tinh-thần ấy xu-hướng:
1. Theo
học thuyết Đời tức là xu-hướng theo cái Sống.
2. Theo
học thuyết Đạo, tức là xu-hướng theo Linh.
Cả hai
tinh-thần ta thấy không có lầm-lạc, nhứt là đàng nào cũng có nguyên-lý của nấy.
Đời xu-hướng theo cơ-quan sống tức-nhiên cơ-quan Đời họ cũng có Bí-pháp và Thể
pháp, xu-hướng theo Đạo cũng có Bí-Pháp và Thể Pháp. Nhưng hai lý-thuyết
tương-đương như phản-trắc. Về phần Đạo, thì trí-thức tinh-thần nhơn-loại nhìn
nơi vô biên biết càn khôn vũ-trụ tức là cơ Tạo-Đoan, nó định luật cho khối
người, thành ra pháp chủ Luật, tức là Pháp trước Luật sau, còn cơ-quan đời tức
là cơ-quan xu hướng theo cái sống, định luật được rồi, mới tìm-tàng pháp đặng
thi-hành luật, thành ra Luật trước Pháp sau. Bây giờ Bần Đạo nói về thuyết
Đạo-Giáo trước rồi mới giảng thuyết Thế-Đạo sau.
Kỳ rồi
Bần-Đạo hứa thuyết về Đạo-pháp tức-nhiên là Bí Pháp, Bần Đạo đã nói có hai chủ
hướng :
1. Sống tức nhiên là Thể-Pháp.
2. Linh tức là Đạo thuộc Bí-Pháp.
Chia
rẽ rõ-ràng như vậy, rồi không còn bợ-ngợ gì mà không quyết-định.
Ấy vậy
trong Đạo Pháp có hai thuyết:
Thể
Pháp là xu hướng theo sống, cái sống của vạn-loại tức là đồng sống với
nhơn-loại, rồi do cái sống ấy tìm tàng Thể-Pháp trong tinh thần Đạo-Giáo, đặng
bảo-thủ cho tồn-tại cái Linh, tức là bảo-thủ tồn-tại cái khôn-ngoan trí-thức của
mình; buổi sống thế nào vẫn còn mãi-mãi đến buổi chết. Trái ngược lại dầu cho
cơ-quan chết ấy do cái Linh ấy không có đại-diện của nó, ít nữa Linh ấy cũng để
lại trong máu mủ chúng ta, tức là để lại cho nhơn loại tương lai còn tồn-tại
đặng. Chúng ta không thể chối cãi được, tại sao chúng ta thấy hiện tượng trên
mặt địa-cầu này con nguời có đặc điểm riêng, dầu cho kẻ sơ-sinh cũng sống với
cái sống của con vật, mà con vật ấy cũng sanh như những con vật khác, có điều
ta nhận thấy nó khôn ngoan hơn tức là Linh hơn vạn-vật. Linh ấy do nơi Linh của
nhơn loại đoạt được với tinh thần Đạo-Giáo đặng truyền lại (droit d' hérédité)
nếu Linh ấy nhơn-loại đọat được là do Cha Mẹ đã đoạt được trước, vì trẻ sơ sinh
kể như con thú kia lấy gì khôn-ngoan hơn con thú được, nếu không nhờ cái Linh
truyền thống lại chúng ta ngó thấy Bí-Pháp ở giữa Thể-Pháp ta thấy nó bán thế,
bán-lý, ấy là do sự truyền- thống của tinh thần loài nguời ta chưa thấy một sắc
dân nào đã tiến-triển, tức đã tiến bước trên đường văn- minh hay là đã tiến
bước trên con đường trí-thức tinh-thần mà thối bước trở lại. Nhơn-loại mãi tiến
tới không bao giờ thối.
Chúng
ta ngó thấy nữa: Mặt địa cầu nầy có nhiều sắc dân, sắc dân nào đã khôn ngoan
thì họ truyền tử lưu tôn, khôn-ngoan đặc-biệt, điều ấy không ai chối đặng. Aáy
vậy cái Linh của chúng ta không ngó thấy mà biết rằng có cái truyền thống cũng
như Bí-Pháp là cơ-quan bí-mật ta không ngó thấy, không có gì tượng trưng cho nó
nơi mặt địa cầu nầy, nhưng ta biết rõ nó vẫn tiến triển mãi.
Nhìn
cao hơn chút nữa, giữa nhơn-loại đối-với cá-nhân hay đối với dân-tộc, chúng ta
thấy trước sau đặc biệt không thể gì chối cãi được nữa, ta không thể nói mặt
địa-cầu này, giờ phút này, có một nguời nào làm người như Đức-Phật Thích-Ca,
như Đức Lão-Tử, Đức Chúa Jésus- Christ đã làm người . Ta không thấy nguời nào
dám nói la ø nguời, có đủ sức đối thủ với các Đấng ấy, chưa có đặc-điểm gì
khác. Các Đấng ấy cũng là nguời như ta, tại sao lại được hơn ta vậy.? Tại khối
Linh của họ đoạt-được muôn-muôn kiếp sanh, ta không đoán biết đặng đã lập vị
cho họ đến đặc-điểm mà ta chưa hề biết tới, chúng ta đang còn ở hồi sau, khối
Linh ấy định phận trong tinh-thần Đạo-Đức, định phẩm cho họ làm Giáo-Chủ nhơn-
loại.
Hai
đặc-điểm Bần-Đạo vừa nói thuộc về Bí-Pháp.
Bây
giờ nói Thể-Pháp tức là nói xu hướng của cái sống. Các người đã tiềm-tàng học
thuyết về cái sống mà họ có tinh-thần xu hướng về cái Linh của họ. Họ đã làm
thế nào tìm ra khuôn-luật, Bần-Đạo đã nói, họ tìm khuôn-luật cho hạp với cơ
Tạo-Đoan Càn-Khôn Vũ- Trụ tức nhiên cái sống của họ phải thế nào cho phù-hợp
với chơn-lý của vạn- vật trước họ đặng đồng sống với vạn vật , đồng sống thì ta
thấy có khuôn-luật đặc điểm như thế nào? Tại sao vậy?
Tại
Luật Thiên-Nhiên định cho họ bảo-thủ cái sống (Instinct de conservation) luật
thiên-nhiên cho bảo-thủ cái sống là khuôn-luật định phận làm người giữa
nhơn-loại vậy.
Rồi
đến bảo-thủ cái Linh cho tồn-tại tức-nhiên là bảo-thủ khôn-ngoan, cái khôn hơn
vạn vật. Trước phải cung kỉnh cái sống ấy tồn-tại mãi, cái sống ấy vẫn còn về
tương-lai Đạo-Đức tinh-thần của nhơn-loại để định phận cho nhơn-loại. Nhơn-Loại
đã tìm-tòi và hiểu rằng: trên một triệu năm khi nhơn-loại để chơn nơi mặt thế
này, cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại, tại thế này có thể thêm chớ không có bớt
là do khôn-ngoan, biết bảo thủ cái sống tại mặt địa-cầu này thay-thế cho Đấng
Chí-Linh mà sửa cải, tô-điểm các cơ-quan hữu-hình cho đặng tận-thiện tận-mỹ như
Đấng Chí Linh đã định, họ theo khuôn-luật của mỗi ngày đi tới nơi, mỗi kiếp mỗi
mới mãi thôi "Nhựt Nhựt Tân Hựu Nhựt Tân" ngày nay mới, càng ngày
càng mới là lời Tiên-Nho của chúng ta để lại, đổi mới là khuôn-luật thiên-nhiên
chỉ định cho họ mỗi ngày phải mới tùng theo khuôn-luật tấn hóa của vạn loại
trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này vậy. Muốn bảo-thủ cho cái sống tồn-tại, Đạo-Giáo lập
ra cái thuyết "Ái Truất Thương Sanh" làm căn-bản. Họ lấy yêu ái mà
định-luật cho cơ-quan bảo-thủcái sống tồn tại đến ngày nay, là do nơi đó mà
tinh-thần của con-nguời định quyết rằng; khuôn-luật Tạo-Đoan có bảo-thủ mạng
sống với khuôn-luật: Ái- truất quần-sanh của họ đặng thi-thố định con đường,
rồi họ quả quyết đi đến, tức nhiên sẽ đến cảnh Linh của họ giữa vạn-vật, họ sẽ
thấy đặc-điểm của họ để làm chủ Vạn linh ấy. Giờ phút nào họ thấy được thì họ
có quyền vi-chủ Vạn-linh. Đương- nhiên họ sống với hình xác thịt mà họ đã quả-quyết
định quyền vi-chủ của họ giữa Vạn-linh được, buổi thoát xác tức là buổi lìa
khỏi căn-bản nguyên sanh của họ, họ sẽ tới được cảnh giới Chí-Linh; Ấy là
Bí-Pháp Đức-Chí-Tôn để tại mặt địa-cầu này vậy.
Kỳ rồi
Bần-Đạo đã thuyết một nền Tôn-Giáo nào có đủ cái Linh tại thế giữa loài người,
làm cho loài người biết ra một nền chơn-giáo có đủ bằng cớ là Huyền-Linh, đặng
bảo-thủ phần hồn của loài người là căn-bản của loài người. Còn nền Tôn-Giáo nào
không có cái Linh ấy, Bần-Đạo đã nói chỉ là Tả-Đạo Bàn-Môn mà thôi, bởi không
có đủ quyền- năng siêu- độ chơn-hồn của vạn-loại. Phải có cái Linh đủ năng lực
độ hồn nhơn-loại, bằng không, Bần-Đạo nói lại, chỉ là Tả-Đạo Bàn-Môn đó thôi.
Chúng
ta thấy các nền Tôn-Giáo từ trước đến giờ dầu cho Linh ấy không ra tướng-diện
từ buổi có loài người vẫn chạy theo Linh ấy. Các nền Tôn-Giáo tại mặt địa-cầu
này và các vị Giáo-Chủ tạo Đạo vẫn tìm cách làm cho cái Linh ấy được ra
tướng-diện. Bần-Đạo không cần tả nhiều e thiên hạ nói của mình trọng hơn của
thiên hạ. Đạo Cao-Đài có đủ quyền- năng hiển-hách anh-linh của nó, không có nền
Tôn-Giáo nào tại thế này khả dĩ đối thủ được cả thảy, tức nhiên Bí-Pháp của đạo
Cao-Đài giờ phút này không có kẻ nào dám cả gan nói Bí-Pháp ấy do tay phàm hay
do một vị Giáo-chủ mang xác phàm cầm nó mà chính trong tay của Đức-Chí-Tôn là
Đấng tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ, chúa cả vạn-vật, cầm Bí-Pháp trong tay đặng độ rỗi
phần-hồn nhơn-loại, tức nhiên không có nền Tôn-Giáo nào dám đối thủ với Đạo
Cao-Đài cho bằng đặng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét