ĐẠO-LÝ THUYẾT MINH
SỰ QUAN TRỌNG
CỦA BÍ PHÁP
&
THỌ-TRUYỀN BÍ PHÁP
Dã Trung Tử
Sưu Tập
Tư-liệu tu-học Lưu hành nội bộ 2004
SỰ QUAN TRỌNG CỦA BÍ PHÁP
Về sự quan-trọng của Bí Pháp Đức Hộ-Pháp đã nói rằng:
“ Bần Đạo nói thật : Bao giờ bí-pháp cũng duy chủ, quyền Đạo chỉ là giả tướng, không chơn-thật gì hết. Nếu như chúng ta tu mà không đạt pháp được, tức-nhiên chúng ta không giải-thoát đặng, thì kiếp tu của chúng ta không hữu-ích chi hết… (Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp đêm 01/09 Kỷ-sửu tại Đền-Thánh).
Trong lịch-sử các tôn-giáo thì khi các vì Giáo-chủ giáng trần lập đạo đều có truyền hai phần là Thể pháp và Bí-pháp : Thể-pháp là hình-tướng tôn-giáo, còn Bí pháp là phần tinh-thần bí-ẩn bên trong đưa chơn-thần người tu-hành đạt đến đắc đạo giải-thoát. Phần Bí-pháp chỉ truyền riêng cho từng người, khi họ có đủ công-đức mới được khẩu-thọ tâm-truyền để đẩy nhanh quá trình đắc đạo sớm hơn. Nên Bí-pháp tu luyện không bao giờ viết ra thành sách và phổ-biến rọâng-rãi để ai cũng biêùt và cũng luyệân được cả.
Cách truyền Bí-pháp ngay cả Tổ-sư Đạt-Ma cũng đã nói rằng:
“Bất lập văn-tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhơn tâm,
Kiến tánh thành Phật”
Nghĩa là “Không viết thành văn-tự, mà truyền ngoài chữ nghĩa, nhắm thẳng vào tâm con người để họ thấy Tánh mà đắc đạo” (Theo Thiền-luận của Suzuki).
Về sau Huệ-Minh là đệ-tử của Ngài Lục-tổ Huệ-Năng vì muốn biết rõ bí-ẩn của sự giáo-ngoại biệt-truyền, nên đã hỏi Ngài về sự biệt-giáo bí-truyền này, thì được Ngài trả lời rằng :
“Điều mà ta có thể nói với Ông không phải là bí-truyền, nhưng nếu Ôâng quay cái nhìn của Ông vào nội tâm, Ông sẽ tìm thấy trong tâm Ông cái bí-truyền ở đó” (Theo Cơ-sở Mật-Giáo Tây-tạng/ Nguyên-tác Lama Anggaryka /Bản dich Trần ngọc Anh).
Như vậy ngài Lục tổ Huệ-Năng cũng xác-nhạân một lần nữa, Bí-pháp là cái không thể viết thành văn-tự để phổ-truyền rộng rãi, mà người đệ-tử phải tìm cái Bí-pháp đó do Chơn-sư chỉ truyền qua Tâm Tánh của mình, đôi khi chơn-sư không cần dùng lời nói, mà chỉ dùng một cái nhìn qua ánh mắt hay một cử-chỉ hành-động nào đó để thần-lực của bí-pháp trực-chỉ vào tâm của người đệ-tử rồi họ tự quán-chiếu vào đó đểø nhận biết mà thôi, nên còn được gọi là tâm-truyền.
Tâm và Tánh mà các Tổ-sư của Thiền nêu trên, thì theo Đức Hộ-Pháp đó là Lương-tâm và Chơn-tánh tức là tánh bổn-thiện nguyên-thuỷ của con người, nên khi nói về tu Tâm và luyện Tánh, Đức Ngài đã khuyên rằng:
“ Lấy lương-tâm làm chủ, giữ bổn thiện cho bền, dầu xác phàm có tuổi cùng tên, nêu tên tuổi chớ quên lẽ phải ”.(Diễn-văn Đức Hộ-Pháp đọc tại Toà Thánh Tây-ninh ngày 15 tháng 8 Quý-dậu / 4-10-1933).
Như vậy Đức Hộ-Pháp đã cụ-thể hoá sự tu-luyện của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay là lấy cái tâm lương-thiện của mình làm chủ-yếu, gìn-giữ tánh bổn thiện của mình cho bền-chắc, đừng cho đổi thay, dù cho trong đời sống con người ở trần-gian có làm nên danh-phận quyền-tước gì đi nữa, thì cũng nên ăn ở cho phải đạo làm người. Đó là tất-cả yếu-lý của bí-pháp đắc đạo. Chứ không phải thiền-định tịnh-luyện để đạt được các phép thần-thông, là những phép đẩy nhanh quá-trình sinh-hoá trong cơ-thể con người, khiến khối vật-chất mau thăng-hoa, để con người đạt được những quyền-năng siêu-phàm, vì khi người tu mà tâm tánh chưa thanh-lương thuần-khiết theo chánh đạo, mà chỉ lo tu luyện đạt được những phép thần-thông, thì sẽ dễ lạc vào con đường tả-đạo hay bàng-môn. Ngay các môn phái chánh-tông của Thiền họ cũng chỉ nhắm vào tâm tánh làm yếu-chỉ, mà họ không đặt nặng vấn-đề thiền-định tịnh-luyện là quan-trọng.
Có nhiều người chỉ coi Thiền là tỉnh-toạ giữ tâm vắng-lặng mọi cảm-nghĩ, ngày đêm tu-tập, ngồi sững không nằm, nhưng Thiền chống lại quan-điểm đó. Theo Bồ-tát Duy-Ma-Cật người đồng thời với Phậât Thích-Ca cho rằng:
“Không phải ngồi sững mới là Thiền, khi Tâm chẳng rời Đạo-pháp mà thực-hiện việc trần-gian là Thiền…” (Theo lược giải Kinh Duy-ma của Thượng-toạ Thích trí Quảng, Tiến-sĩ Phât-học Tokyo / Nhật-bản )
Vì ý-nghĩa tối hậu của Thiền vốn không phải là phí cuộc đời để tỉnh-toạ, luyện cho tâm-trí chìm-lĩm trong hôn-trầm, họ cho rằng như thế là thiển-cận là giam mình trong hầm hắc-ám, Ngài Huệ-Năng vị Tổ thứ sáu của Thiền đã tuyên-xướng yếu-chỉ của Thiền là:
“ Chỉ luận thấy Tánh, chẳng luận Thiền-định giải-thoát” (Theo Thiền-luận/ Suzuki)
Ngài Huệ-Năng còn cho rằng:
“ Nếu chẳng thấy Tánh thì tụng niệm, chay lạt, giữ giới, tỉnh toạ chẳng ích gì. Những chúng-sanh hành như vậy, đó đích thật là phỉ-báng Phật ” (Thiền-luận / Suzuki) .
Như vậy cốt lỏi của Thiền là kiến-chiếu vào tự thể của cuộc sống để hiện-thực được chơn tánh, Vì Tánh là Phật là Bác Nhã, theo Cao-Đài giáo là Ánh-sáng do Thiên phú có sẵn ở bất kỳ người nào dù sơ sanh hay già lão, dù thượng trí hay hạ ngu, chỉ vì mê-lầm (vô-minh) làm che khuất ánh sáng ấy trong ta. Nên Phật mới có phép tu gọi là “Minh tâm kiến Tánh” (sáng cái Tâm, nhìn thấy Tánh).
Bởi thế cho nên Đức Hộâ-Pháp đã khuyên những đệ tử ham muốn tìm Bí pháp để tu luyện rằng:
“ Hay lo làm âm-chất và làm điều thiện tự-giác nơi lòng mình thì cái chơn-pháp từ từ sẽ có và tồn tại… Nếu thiện-tâm mình không có, dầu thọ-pháp hay tịnh-luyện rồi nó cũng mất”. (Trích Lời Đức Hộ-Pháp nói chuyện với Anh em thợ hồ làm Đền Thánh về phương-pháp tạo lập Thiện-đức, Thiện-công, Thiên-ngôn vào ngày 26 tháng 10 Bính-tý (27-11-1936).
Không phải chỉ mình Đức Hộ-Pháp khuyên chúng ta như vậy, mà cũng đồng với quan-điểm nêu trên, mọât Chơn-sư trong huyền-môn cũng đã khuyên đệ-tử không nên ham luyện tập những phép thần-thông, mà nên để thì giờ đó giúp ích cho đời, phụng-sự chúng-sanh, mở-mang các đức-tánh tốt, thì những phép đó tự-nhiên sẽ đến với mình, hoặc là khi Chơn-sư nhận thấy người đệ-tử đã đủ điều-kiện thọ-lãnh thì Ngài sẽ truyền-thụ cho cách luyện-tập để khỏi lo sự phản-ứng xảy ra tai-hại cho mình :
“ Con đừng ham những phép thần-thông. Con sẽ có, khi Chơn-sư xét đã đúng ngày giờ. Hể cưởng bách đặng luyện tập mấy phép đó thì thường mang đủ thứ phiền-não. Người nào có những phép ấy thì hằng bị bọn tinh-quái gạt-gẫm , hay là trổ tánh khoe-khoan và tưởng rằng mình không lầm-lạc. Dầu thế nào ngày giờ và sức-lực tổn-phí để luyện mấy phép đó, nên để giúp đời còn hay hơn. Trong khi mở-mang các tánh tốt thì tự-nhiên con sẽ có các phép ấy, bề nào cũng có, nếu Chơn sư thấy các phép ấy hữu ích cho con sớm một chút, thì Ngài sẽ chỉ cách cho con luyện-tập, khỏi sợ bị hại chi hết. Từ đây tới đó tốt hơn là con đừng có mấy phép ấy”. (Trích Dưới Chân Thầy / của Alcyone / Krisnamurti).
Tóm lại tất cả các tôn-giáo trước đây khuyên con người chú trọng vào Tâm, Tánh: Phật thì dạy Minh tâm kiến tánh, Tiên thì dạy tồn Tâm dưỡng Tánh, Nho thì khuyên tu Tâm luyện Tánh. Như vậy Bí-pháp tu-hành của Tam giáo cũng chỉ nhắm vào Tâm Tánh, và ngay trong Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay, Đức Chí-Tôn cũng khuyên người tu nên trau-dồi Tâm Tánh để đạt được những hữu-ích như sau :
“ Gắng sức trau dồi một chữ Tâm,
Đạo Đời muôn việc khỏi sai lầm.
Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm.
Tâm ái nhân-sanh an bốn bể.
Tâm hoà thiên-hạ trị muôn năm,
Đường Tâm nẻo Tánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.
(Thi văn dạy Đạo).
Trong lịch-sử truyền-giáo, Tôn-giáo giáo nào có được vị Giáo-chủ nhiệt-tâm, giáo-chúng nhiệt-thành, có đại-hùng đại-lực để đương đầu với hai trậân-thế :
- Trận-thế trong nội-tâm : giữa chân-ngã và phàm-ngã.
- Trận-thế ngoại-cảnh : giữa chánh và tà.
Người tu phải chiến-thắng hai trận-thế nầy, mới đủ sức để xây-dựng cho chính mình và phụng-sự chúng-sanh, Tôn-giáo nào được như vậy thì Tôn-giáo ấy phát-triển, nhiều người đắc Đạo, còn Tôn-giáo nào thiếu hai điều-kiện nêu trên, và giáo-chúng chỉ lo lim-dim tịnh-luyện, độc thiện kỳ thân, để mong cho mình được đắc Đạo, không lo tài-bồi công-đức phụng-sự chúng-sanh, thì Tôn-giáo ấy cũng trở thành mai-một.
Trong Ngọc Lịch Minh kinh cũng có câu:
“Ba nghìn công quả đặng viên thành,
Đơn thơ chiếu hiển linh thiên tước.”
Do đó Đức Chí-Tôn đã khẳng-định rằng:
“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công-đức cho các con nên Đạo, vậy đắc đạo cùng chăng là tại các con muốn cùng chẳng muốn.
“Thầy nói các con nghe…Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập, mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ…” (TNHT Q1 / tr 26).
Như vậy ngay các tôn-giáo trước đây và Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay cũng cho rằng bí-pháp đắc đạo nằm trong trường công-đức và trong tu-tâm luyện-tánh, chứ không phải nằm trong thiền-định tịnh-luyện, nên họ đều chú-trọng vào công-đức và đạo-hạnh, còn bí-pháp tịnh-luyệân cho tinh, khí, thần hiệp nhứt, là phần khác chỉ dành truyền riêng cho từng người khi thấy cần-thiết để đẩy nhanh quá-trình đắc đạo của họ, hầu phụng-sự chúng-sanh mà thôi. Trong lịch-sử các tôn-giáo và trong cửa đạo Cao-Đài ngày nay cũng đã chứng minh điều đó, chúng ta đã thấy nhiều giáo-đồ nhờ sống một cuộc đời thánh-thiện và phụng-sự chúng-sanh, mà họ đã siêu-phàm nhập-thánh, không qua môït ngày tịnh-luyện nào, mà cũng không mang bất kỳ áo mão cân đai của một giáo phẩm nào cả.
THỌ TRUYỀN BÍ PHÁP
TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Ngày nay trong Tam-kỳ Phổ-độ tại địa-cầu này Thiên-thơ đã định cho Hộ-Pháp giáng-linh để vận-chuyển cả Thể-pháp lẫn Bí-pháp :
- Thể-pháp là hình-tướng của Đạo, là sự phổ-độ đưa người vào cửa Đạo, nương theo tổ-chức hữu-hình mà lập-công bồi-đức, để được kết-thúc bằng pháp-giới tận-độ.
- Bí-pháp là bí-mật huyền-vi của Đạo, là quyền-năng điển-lực vô-hình để giải-thoát chơn-thần người tu, khỏi bị ràng-buộc bởi thất-tình lục-dục mà tầm cơ giải-thoát.
Hai phần này nằm trong chánh-thể của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ, Hộ-Pháp cũng như Hội Thánh Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ có nhiệm-vụ thừa-hành cả hai.
Bí-pháp của Đạo đã được Đức Chí-Tôn giáng bút truyèân cho Đức Hộ-Pháp nắm giữ, và truyền lại cho đời sau. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã cho biết rằng:
“ Đức Chí-Tôn sai Hộ-Pháp giáng thế tại sao Đức Chí-Tôn không dùng cơ-bút để truyền bí-pháp cho con cái của Ngài, Ngài chỉ giáng bút truyền cho Hộ-Pháp mà thôi, vì cớ cho nên bạn của Bần-đạo nơi Hiệp-Thiên-Đài có lắm người thắc-mắc về vụ đó ” (Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp tại Đền Thánh đêm 01/09 Kỷ-sửu / 1948).
Các bí-pháp sơ-cấp của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ để tu-luyện thì có bí-pháp Thương-yêu, bí-pháp Chữ Hoà, bí-pháp Ngôn-ngữ, Phương Luyện kỷ và 12 bài tập thân-thể… các bí-pháp phổ-độ thì có Phép Giải-oan, Tắm Thánh, Giải bịnh, phép Hôn-phối, phép Xác (cắt dây oan nghiệt cho giáo-đồ đã chết) … Các bí-pháp này đã được Đức Hộ-pháp công-truyền, ngày nay chúng ta thấy được lưu-truyền trong cửa Đạo.
Còn các bí-pháp cao-cấp như Luyện Tinh hoá Khí, Luyện Khí hoá Thần, Luyện Thần huờn Hư, tức là phép luyện Tinh Khí Thần hiệp nhứt, phép Khai khiếu Huyền-quang, Xuất chơn-thần… các bí-pháp này thuộc dạng giáo-ngoại biệt-truyền, đòi hỏi người thọ-pháp phải hội đủ những điều-kiện đặêc-biệt khắc-khe hơn, nên phải thọ-truyền và tu luyện tại tịnh-thất, dưới sự giám-sát chặc-chẽ của chơn-sư. Theo chơn-truyền của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ quy-định, các sinh-hoạt tịnh-luyện trực-thuộc Hiệp-Thiên-Đài, Đức Chí-Tôn giao cho Hộ-Pháp là người tối-cao chịu trách-nhiệm việc truyền-pháp, hướng-dẫn các sinh-hoạt tịnh-luyện. Như vậy Hộ-Pháp là người trực-tiếp nhận Bí-pháp từ Bát-quái-đài, truyền lại cho người tu và do Đức Ngài hộ-trì gìn giữ vượt không-gian và thời-gian. Điều này Đức Chí-Tôn đã đề cập như sau:
“ Chơn thần là Đệ nhị xác thân là khí chất bao bọc xác thân như khuôn bọc vậy, nơi trung-tâm nó là óc, nơi xuất-nhập là mỏ ác…nơi ấy Hộ-Pháp hằng đứng giữ chơn-thần các Con khi luyện Đạo đặng hiệp một với Khí, rồi Khí mới thấu đến Chơn-thần hiệp một mà siêu-phàm nhập thánh” (TNHT/Q2 trang 65).
Như vậy Đức Hộ-Pháp ngoài trách-nhiệm Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài còn có trách-nhiệm giữ-gìn chơn-thần con cái Đức Chí-Tôn khi luyện Đạo, đuổi tà trục tinh, ngăn-ngừa sự quy phàm, để con cái Đức Chí-Tôn được ngồi yên địa-vị của mình tu-luyện cho đến ngày chứng-quả. Ngày nay Đức Hộ-Pháp đã trở về thiêng-liêng vị, thì quyền-năng chuyển-pháp của chơn-thần càng dễ-dàng kề-cận bên con cái Đức Chí-Tôn, nếu người nào thành-tâm tín-ngưỡng, thì chắc-chắn sẽ được Đức Ngài tiếp-cận dạy dỗ và trợ-thần cho người hành công-phu tu-luyện. Ấy là quyền-năng của vị Hộ-Pháp nơi siêu-linh-giới, còn phần pháp-giới hữu-hình tại thế-gian luôn luôn có những bậc chơn-tu đủ sáng-suốt được Đức Ngài chọn-lựa để giúp-đở cho những người đi sau. Cũng như tất-cả cơ-sở tịnh-luyện đều do các Kỳ-lão Phạm-môn đảm-trách, vì theo lời Đức Hộ-Pháp thì họ có sứ-mạng thi-hành về bí-pháp tu-chơn tịnh-luyện. (Theo Hiểu-thị của Đức Hộ-Pháp trong buổi khai-mạc Hội Nhơn-sanh Phước-thiện ngày 30/08 Tân-mão / 1951)
Như vậy tuyệt-nhiên trong Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ không có bất kỳ một người nào thọ-lãnh Bí Pháp từ Bát-quái-đài và truyền-bá lại được cả, ngay cả Giáo-tông dù cho được thọ-truyền bửu-pháp từ Đức Chí-Tôn đi nữa, thì cũng chỉ để tự mình tu-luyện mà thôi, vì Đức Chí-Tôn quy-định Giáo-tông chỉ có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn (Theo Pháp Chánh-truyền).
Ngày nay nhiều người nhận thấy Đức Hộ-Pháp đã về Thiêng-liêng trong lúc đang lưu-vong ở Campuchia, lại nữa sách vở về bí-pháp tịnh-luyện cao-cấp cũng không thấy Đức Ngài trước-tác để lại, nên cho rằng Đức Hộ-Pháp chưa truyền lại cho đời sau, nên họ lo-lắng rằng các bí-pháp tu-luyện của Cao-Đài sẽ thất chơn-truyền !!!
Do đó chúng ta thấy nhiều nơi lại dấy lên hiện-tượng có người tự xưng là chơn-sư được thọ-truyền bửu-pháp của Trời Phật hoặc của Đức Hộ-Pháp, và họ tự cho là có sứ-mạng thâu nhận đệ-tử, truyền-bá bí-pháp tu-luyện, khai mở luân-xa cho người tu-hành, hoặc viết sách truyền-bá Bí-pháp tu-luyện để lại cho đời sau, để khỏi thất chơn-truyền. Chuyện này cũng đã xảy ra ngay trong cửa Đạo Cao-Đài !!!
Vì các lý-do như đã nêu trên, nên chúng ta cần khẳng-định rằng các bí-pháp tịnh-luyện cao-cấp là cái không thể viết ra thành sách để phổû-biến rộng-rãi được, mà chỉ khẩu thọ tâm-truyền cho từng người một, khi họ đã hội đủ điều-kiện tất-yếu mà thôi, trong lịch sử truyền-giáo từ xa xưa cũng đã chứng-tỏ điều đó, như Tổ-sư Đạt-Ma đã làm là“Bất lập văn-tự , giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” (Theo Thiền luận/ Suzuki). Cũng như theo truyền-thuyết của Tiên-gia ngày xưa Tổ-sư Vương-Trùng-Dương phải giả ăn xin quanh vùng cư-trú của vợ chồng Mã-đơn-Dương và Tôn bất-Nhị hàng mấy năm trời để tìm hiểu căn-cơ của hai người này mới truyền bí-pháp tu-luyện cho họ (Theo Thất chơn nhơn-quả).
Nếu Bí-pháp tịnh-luyện mà viết thành sách để phổ-biến rộng-rãi được, thì sinh-tiền Đức Hộ-Pháp đã viết rồi. Vì như chúng ta thấy những công-trình có tính-chất thế-kỷ như việc kiến-tạo Toà-Thánh Tây-ninh, các dinh-thự trong nội-ô thánh-địa, một cơ-ngơi đồ-sộ có tầm vóc quốc-tế như vậy, để làm thể-pháp phổ-độ chúng-sinh, mà Đức Ngài còn làm được, huống-hồ gì việc viết một quyển bí-pháp tu-luyện để truyền lại cho đời sau. Nhưng chúng ta cần tin-tưởng rằng bí-pháp tu-luyện cao-cấp của Cao-Đài chắc-chắn là Đức Hộ-Pháp đã giao cho một người nào đó gìn-giữ có sứ-mạng truyền lại liên-tục cho đời sau, không bao-giờ thất chơn-truyền cả, mà nó còn có thể lưu-truyền đến thất-ức niên, nhưng hiện nay còn nằm trong thời-kỳ ưu-tiên dành cho việc thực-hành thể-pháp phổ-độ chúng-sanh, và người tu-hành thì đương thực-hiện tam-lập là lập-đức, lập-công, lập-ngôn, nên chưa phải là thời-kỳ phổ-biến bí-pháp tu-luyện cao-cấp được. Vấn-đề ưu-tiên thực-hiện thể-pháp, còn có lý-do mà Đức Hộ-Pháp đã cho biết như sau:
“Trong thời-kỳ Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí-Tôn mới hỏi rằng : Con phục lịnh xuống thế mở đạo, con mở Bí-pháp trước, hay Thể-pháp trước ? Bần-Đạo trả lời: Xin mở Bí-pháp trước. Chí-Tôn nói : Nếu con mở bí-pháp trước phải khổ đa ! Đang lúc đời cạnh-tranh tàn-bạo, nếu mở Bí-pháp trước cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, đời thấy rõ, xúm nhau tranh-giành phá hoại thì mối đạo sẽ ra thế nào ? Vì thế nên mở Thể-pháp trước dầu đời quá dữ có tranh-giành phá huỷ cơ-thể hữu vi hữu huỷ đi nữa, thì cũng vô hại, miễn mặt Bí-pháp còn thì Đạo còn, Bí-pháp do Hiệp-Thiên-Đài giữ…” (Thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp ngày 30/ Quý-tỵ/1953).
Vì vậy mà vấn-đề mở thể-pháp trước được Đức Hộ-Pháp và Hội Thánh ưu-tiên.
Lại nữa ngay khi Đức Hộ-Pháp còn sinh-tiền đối với những người muốn nhập-tịnh Đức Ngài cũng để cho Quyền Thiêng-liêng quyết-định vì Đức Ngài cho rằng:
“…Khi muốn bước vô Trí-huệ-cung phải có đủ tam-lập là tu-thân, nhưng làm sao biết họ đã lập-công, lập-ngôn, lập-đức của họ rồi, dầu giao cho Bộ Pháp-chánh cũng chưa chắc điều-tra được bởi nó thuộc nữa bí-pháp, nữa thể-pháp…
“Bấy giờ Bần-Đạo có một điều: Những người nào xin đến Trí-huệ-cung, Bần-Đạo coi màng-màng được, thì Bần-Đạo trục chơn-thần họ cho hội-diện cùng quyền năng thiêng-liêng nếu có đủ tam-lập thì vô, không đủ thì ra…” (Theo lời Đức Hộ-Pháp tuyên-bố ngày 14/4 Tân-mão (1951) / Trích trong Quan-niệm Tu-chơn của Thanh-Tâm sưu-tập).
Tuy vậy Đức Hộ-Pháp cũng đã cân-thần truyền-pháp cho một số đệ tử, nhưng Đức Ngài đã cho biết rằng số người đắc pháp chẳng có được bao nhiêu, do nhiều sự khảo-đảo thử thách mà họ không thể vượt qua được.
Hiện nay chúng ta cũng thấy nhiều tác-giả trước-tác sách dạy bí-pháp tịnh-luyện, do họ thụ-giáo hoặc sưu-tập được trên sách-vở, mới xem qua thì cũng thật là hay với những hứa-hẹn mang lại các kết-quả rất là hấp-dẫn, thậm chí có nhiều phép tu chỉ cần thực-hiệân một trăm ngày là đắc quả !!! Nhưng đa số thì họ chỉ tiếp-thu thế nào rồi viết ra thế ấy, tỷ như con cừu ăn cỏ thì nhả ra cỏ, chứ chưa tiêu-hoá được cỏ để cung-cấp da lông …. Vì thế không ít người cả tin, nhất là giới trẻ tuy có đạo-tâm, nhưng chưa đủ công-đức, lại muốn mau thành Tiên, tác Phật tin-tưởng làm theo, đã bị “tẩu hoả nhập ma” như mắc bệnh tâm-thần, điên-loạn, mà những người đã truyền-bá các phép tu lại không biết cách hoá-giải, bởi vì họ chỉ mới tri-pháp chứ chưa đạt pháp !!!
Trước những hiêïn-tượng nầy, đối với những người nhẹ dạ cả tin chúng ta nên đề-cao cảnh-giác để khỏi lầm-lạc vào tả-đạo bàng-môn mà uổng phí một kiếp sanh may duyên ngộ đạo.
Hiện nay đối với những người có đạo-tâm thực-sự muốn tu-luyện với động-cơ là xây-dựng bản-thân, thì chúng ta chỉ cần tu-luyện nghiêm-túc theo các bí-pháp mà Đức Hộ-Pháp đã công-truyền như Bí-pháp “Thương-yêu” bí-pháp “Chữ Hoà” , “Phương-luyện kỷ” và “12 bài tập luyện thân-thể” đã được lưu-truyền phổ-biến trong cửa Đạo, song song với việc thực-hiện tam-lập, phụng-sự chúng-sanh, thì cũng sẽ đắc đạo tại thế. Vì theo lời Đức Hộ-Pháp đã khuyên là chỉ cần thực-hiện như vậy một cách tích-cực, thì chơn-pháp từ-từ nó tự đến với mình, còn nếu không làm được như vậy, tức là không có đủ công-đức, thì dù có thọ pháp nơi ai, hay tự tịnh-luyện mà có, rồi nó cũng biến mất, nhất là khi gặp phải các thử-thách khảo-dượt của ma-quỹ.
KẾT LUẬN
Trên đây là đề-cập sự thọ-truyền bửu-pháp trong thời buổi bình-thường, dành cho nhiều thế-kỷ hậu-lai … có cơ-ngơi tịnh-luyện khang-trang, cũng như có đầy-đủ phương-tiện và nhân-sự phục-vụ, có chơn-sư hữu-hình dìu-dắt, theo đúng Điều 13 Chương II bộ Tân-luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ quy-định, nơi đó được toạ-lạc trong vùng phước-địa, linh-huyệt đã được Đức Hộ-Pháp chọn-lựa trấn-thần rồi, như Trí-huệ-cung, Trí-giác-cung, Vạn-pháp-cung hiện nay, đó là phần thể-pháp hữu-hình để điều-hành vấn-đề tịnh-luyện trải dài đến thất ức niên.
Còn ở trong trường-hợp bất-thường, vì một lý-do khách-quan nào đó mà Đạo-quyền tạm-thời không thể bảo-quản được các cơ-sở tịnh-luyện đã sẵn có, cũng như không đầy-đủ nhân-sự để đảm-trách các cơ-sở tịnh-luyện nầy, mà những người tu đã đầy-đủ công-đức tức là đã thực-hiện xong tam-lập, thì dù cho không nhập-tịnh được theo các trường-hợp chính-thường tại tịnh-thất, thì bí-pháp cao-cấp cũng sẽ đến với người đó dưới hình-thức nầy hay hình-thức khác, do sự điều-động của quyền Thiêng-liêng, khiến việc hữu-hình sẽ xảy ra đúng lúc, chứ không cần phải đợi-chờ hay lệ-thuộc một điều-kiện hữu-hình nào cả.
Về cơ-sở tịnh-luyện thì trong lịch-sử các Tôn-giáo cũng đã chứng-minh rằng người tu-hành đắc-đạo đâu cần đòi-hỏi phải tu-luyện tại tịnh-thất, hoặc trong những tu-viện thâm-u hay đồ-sộ, có đầy-đủ tiện-nghi, mà chỉ cần một đồng vắng, một gốc cây, một lều cỏ… cũng đủ để cho người tu tịnh-luyện đến đắc đạo, như trường-hợp Đức Thích-Ca chỉ ngồi dưới cội bồ-đề mà đã chứng quả, Chúa Jésus chỉ ngồi nơi đồng vắng cũng đã đắc đạo, các đạo-gia chỉ ẩn-náu trong một thảo-lư hoang-vắng họ cũng có thể tu-luyện thành Tiên… Trong lịch-sử của Đạo cũng đã chứng-minh điều này, như sinh-tiền Ngài Khai-Pháp đã thiền-định bên giòng suối mà Ngài đã thành Đạo… Nên vấn-đề các cơ-sở tịnh-luyện của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay dù cho tạm-thời có bị hoang-phế hay mất đi, thì cũng vẫn không ảnh-hưởng gì đến vấn-đề tu-hành, trong Đạo-sử đã chứng-minh điều này.
Còn việc tiếp-tục tu-luyện các bí-pháp cao-cấp đã được thọ-truyền cho đến khi họ đắc đạo, nếu người tu có một linh-hướng cao thì cũng sẽ được Thầy dạy Tâm-linh tiếp-xúc hướng-dẫn từng bước, Thầy dạy Tâm-linh là một Đấng Thiêng-liêng đã được giới huyền-môn gọi nhiều danh-hiệu khác nhau như Thần hộ mạng, hay Thánh bổn-mạng, hoặc Quý-nhơn… Vấn-đề nầy từ thời Cựu-ước Tiên-tri Isaiah còn gọi la I-săc đã nói rằng:
“… Mặc dù vua ban cho người cơm gạo, tai-ương, nước uống và thống-khổ, các sư-phụ của ngươi chắc chắn chưa dời vào chốn nào đâu, mà mắt ngươi nhất định sẽ nhìn thấy họ… tai ngươi nhất-định sẽ nghe một tiếng nói sau lưng bảo: đúng đường rồi, ngươi đi vào đó, khi rẻ sang phải, khi rẻ sang trái” (Isaiah 30:20-21).
Ngay trong kinh Thế-Đạo của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng đã đề-cập vấn-đề tiếp-xúc với các Đấng Thiêng-liêng như sau:
“ Trong giấc mộng nghỉ yên hồn phách,
Đấng Thiêng-Liêng năng mách bảo dùm”.
Kinh Đi ngủ/ Giòng 5-6
Nhiều người tu-chơn trong cửa Đạo Cao-Đài cũng đã được trực-tiếp đón nhận được sự giáo-huấn của các chơn-sư vô-hình dưới dạng Thầy dạy tâm-linh này dìu dắt.
Ngày nay trong giới khoa-học họ cũng tin rằêng con người có thể luyện-tập một phương-thức đặêc-biệt nào đó để khai mở thính-giác cao-cấp hầu liên-lạc với Thầy dạy tâm-linh, theo bà Barbara Brennan một khoa-học gia là cán-bộ của Cơ-quan Hàng-không vũ-trụ Nasa Hoa-kỳ cho biết rằng:
“Mỗi người có vài hướng-đạo tâm-linh lưu lại với họ và hướng-dẫn họ qua suốt nhiều cuộc đời. Thêm vào đó, mỗi người còn có các Thầy hướng-đạo lưu lại trong suốt
những thời-gian học-hỏi đặc-biệt, và được chọn-lựa cho việc học-hỏi đặc-biệt đó. Chẳng hạn nếu bạn học để thành nghệ-sĩ, bắt buộc bạn phải có một vài hướng-đạo thuộc dạng nghệ-sĩ ở chung-quanh để tạo cảm-hứng. Trong bất-cứ công-trình sáng-tạo nào mà bạn để tâm-trí vào, tôi chắc rằng bạn đã được các hướng-đạo tạo cảm-hứng cho, họ là những người có mối liên-kết với loại công-việc này trong thế-giới tâm-linh, ở đó các hình-thái được hoàn-hảo và tốt-đẹp hơn, cái mà chúng ta có khả-năng thể-hiện trên bình-diện trái đất” (Trích từ Bàn tay Aùnh sáng (Hands of Light) nguyên-tác Brennan / Bản dịch Nguyễn trọng Bổng).
Trên đây chỉ đề-cập một vài trường-hợp tiêu-biểu để dẫn-chứng cho viêc tu-luyện trong những trường-hợp bất-thường, để chúng ta tin-tưởng rằng dù trần-gian có biến-chuyển đổi-thay như thế nào đi nữa, thì người tu-hành vẫn không bao giờ bị lẻ-loi đơn-độc, mà luôn luôn có sự dìu-dắt điều-độ của các Đấng Thiêng-liêng. Còn vấn-đề người đệ tử tiếp-xúc với Thầy dạy tâm-linh theo phương-thức nào và bằng cách nào để thực-hiện được vấn-đề nầy, thì ngoài phạm-vi bài này, mà nên tìm hiểu ở một chuyên-khảo riêng.
Các sự-kiện nêu trên còn chứng tỏ rằng ngày nay tuy Đức Hộ-Pháp đã về Thiêng-liêng vị, nhưng vấn-đề điều-hành việc Tịnh-luyện và sự truyền-thụ các bí-pháp cao-cấp của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ tại thế-gian vẫn được Đức Ngài đảm-trách và được các đấng Thiêng-liêng hổ-trợ một cách liên-tục, không bao giờ gián-đoạn, là một chuyện có thật chứ không phải là hoang-đường.
Nên đối với người giáo-đồ đã tự nguyện đi theo con đường thứ ba tức là tu theo tâm-pháp thì đối với họ vấn-đề tu-hành sẽ không bị lệ-thuộc bất-kỳ điều-kiện nào, dù cho một quyền-lực hữu-hình có thể sang bằng các đền-đài cung-điện, làm tan-rả cả hệ-thống giáo-phẩm giáo-quyền, triệt-tiêu hết cơ-sở hữu vi hữu huỷ đi nữa, thì họ vẫn kế-thừa được bí-pháp huyền-linh, dương cao ngon cờ cứu khổ của Đức Chí-Tôn tung bay khắp thế-gian, để thể-hiện cơ phổ-độ chúng-sanh đem đến một thế-giới đại-đồng trong tình huynh-đệ. Vì thế đối với họ danh không ràng được, lợi không buộc được, quyền không thúc-phược được, áo-mão, cân-đai, vinh-hoa phú-quý không hấp-dẫn được, mà họ chỉ có một tâm-nguyện là phụng-sự đạo-pháp và chúng-sanh mà thôi.
CHUNG
Sưu Tập
Tư-liệu tu-học Lưu hành nội bộ 2004
SỰ QUAN TRỌNG CỦA BÍ PHÁP
Về sự quan-trọng của Bí Pháp Đức Hộ-Pháp đã nói rằng:
“ Bần Đạo nói thật : Bao giờ bí-pháp cũng duy chủ, quyền Đạo chỉ là giả tướng, không chơn-thật gì hết. Nếu như chúng ta tu mà không đạt pháp được, tức-nhiên chúng ta không giải-thoát đặng, thì kiếp tu của chúng ta không hữu-ích chi hết… (Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp đêm 01/09 Kỷ-sửu tại Đền-Thánh).
Trong lịch-sử các tôn-giáo thì khi các vì Giáo-chủ giáng trần lập đạo đều có truyền hai phần là Thể pháp và Bí-pháp : Thể-pháp là hình-tướng tôn-giáo, còn Bí pháp là phần tinh-thần bí-ẩn bên trong đưa chơn-thần người tu-hành đạt đến đắc đạo giải-thoát. Phần Bí-pháp chỉ truyền riêng cho từng người, khi họ có đủ công-đức mới được khẩu-thọ tâm-truyền để đẩy nhanh quá trình đắc đạo sớm hơn. Nên Bí-pháp tu luyện không bao giờ viết ra thành sách và phổ-biến rọâng-rãi để ai cũng biêùt và cũng luyệân được cả.
Cách truyền Bí-pháp ngay cả Tổ-sư Đạt-Ma cũng đã nói rằng:
“Bất lập văn-tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhơn tâm,
Kiến tánh thành Phật”
Nghĩa là “Không viết thành văn-tự, mà truyền ngoài chữ nghĩa, nhắm thẳng vào tâm con người để họ thấy Tánh mà đắc đạo” (Theo Thiền-luận của Suzuki).
Về sau Huệ-Minh là đệ-tử của Ngài Lục-tổ Huệ-Năng vì muốn biết rõ bí-ẩn của sự giáo-ngoại biệt-truyền, nên đã hỏi Ngài về sự biệt-giáo bí-truyền này, thì được Ngài trả lời rằng :
“Điều mà ta có thể nói với Ông không phải là bí-truyền, nhưng nếu Ôâng quay cái nhìn của Ông vào nội tâm, Ông sẽ tìm thấy trong tâm Ông cái bí-truyền ở đó” (Theo Cơ-sở Mật-Giáo Tây-tạng/ Nguyên-tác Lama Anggaryka /Bản dich Trần ngọc Anh).
Như vậy ngài Lục tổ Huệ-Năng cũng xác-nhạân một lần nữa, Bí-pháp là cái không thể viết thành văn-tự để phổ-truyền rộng rãi, mà người đệ-tử phải tìm cái Bí-pháp đó do Chơn-sư chỉ truyền qua Tâm Tánh của mình, đôi khi chơn-sư không cần dùng lời nói, mà chỉ dùng một cái nhìn qua ánh mắt hay một cử-chỉ hành-động nào đó để thần-lực của bí-pháp trực-chỉ vào tâm của người đệ-tử rồi họ tự quán-chiếu vào đó đểø nhận biết mà thôi, nên còn được gọi là tâm-truyền.
Tâm và Tánh mà các Tổ-sư của Thiền nêu trên, thì theo Đức Hộ-Pháp đó là Lương-tâm và Chơn-tánh tức là tánh bổn-thiện nguyên-thuỷ của con người, nên khi nói về tu Tâm và luyện Tánh, Đức Ngài đã khuyên rằng:
“ Lấy lương-tâm làm chủ, giữ bổn thiện cho bền, dầu xác phàm có tuổi cùng tên, nêu tên tuổi chớ quên lẽ phải ”.(Diễn-văn Đức Hộ-Pháp đọc tại Toà Thánh Tây-ninh ngày 15 tháng 8 Quý-dậu / 4-10-1933).
Như vậy Đức Hộ-Pháp đã cụ-thể hoá sự tu-luyện của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay là lấy cái tâm lương-thiện của mình làm chủ-yếu, gìn-giữ tánh bổn thiện của mình cho bền-chắc, đừng cho đổi thay, dù cho trong đời sống con người ở trần-gian có làm nên danh-phận quyền-tước gì đi nữa, thì cũng nên ăn ở cho phải đạo làm người. Đó là tất-cả yếu-lý của bí-pháp đắc đạo. Chứ không phải thiền-định tịnh-luyện để đạt được các phép thần-thông, là những phép đẩy nhanh quá-trình sinh-hoá trong cơ-thể con người, khiến khối vật-chất mau thăng-hoa, để con người đạt được những quyền-năng siêu-phàm, vì khi người tu mà tâm tánh chưa thanh-lương thuần-khiết theo chánh đạo, mà chỉ lo tu luyện đạt được những phép thần-thông, thì sẽ dễ lạc vào con đường tả-đạo hay bàng-môn. Ngay các môn phái chánh-tông của Thiền họ cũng chỉ nhắm vào tâm tánh làm yếu-chỉ, mà họ không đặt nặng vấn-đề thiền-định tịnh-luyện là quan-trọng.
Có nhiều người chỉ coi Thiền là tỉnh-toạ giữ tâm vắng-lặng mọi cảm-nghĩ, ngày đêm tu-tập, ngồi sững không nằm, nhưng Thiền chống lại quan-điểm đó. Theo Bồ-tát Duy-Ma-Cật người đồng thời với Phậât Thích-Ca cho rằng:
“Không phải ngồi sững mới là Thiền, khi Tâm chẳng rời Đạo-pháp mà thực-hiện việc trần-gian là Thiền…” (Theo lược giải Kinh Duy-ma của Thượng-toạ Thích trí Quảng, Tiến-sĩ Phât-học Tokyo / Nhật-bản )
Vì ý-nghĩa tối hậu của Thiền vốn không phải là phí cuộc đời để tỉnh-toạ, luyện cho tâm-trí chìm-lĩm trong hôn-trầm, họ cho rằng như thế là thiển-cận là giam mình trong hầm hắc-ám, Ngài Huệ-Năng vị Tổ thứ sáu của Thiền đã tuyên-xướng yếu-chỉ của Thiền là:
“ Chỉ luận thấy Tánh, chẳng luận Thiền-định giải-thoát” (Theo Thiền-luận/ Suzuki)
Ngài Huệ-Năng còn cho rằng:
“ Nếu chẳng thấy Tánh thì tụng niệm, chay lạt, giữ giới, tỉnh toạ chẳng ích gì. Những chúng-sanh hành như vậy, đó đích thật là phỉ-báng Phật ” (Thiền-luận / Suzuki) .
Như vậy cốt lỏi của Thiền là kiến-chiếu vào tự thể của cuộc sống để hiện-thực được chơn tánh, Vì Tánh là Phật là Bác Nhã, theo Cao-Đài giáo là Ánh-sáng do Thiên phú có sẵn ở bất kỳ người nào dù sơ sanh hay già lão, dù thượng trí hay hạ ngu, chỉ vì mê-lầm (vô-minh) làm che khuất ánh sáng ấy trong ta. Nên Phật mới có phép tu gọi là “Minh tâm kiến Tánh” (sáng cái Tâm, nhìn thấy Tánh).
Bởi thế cho nên Đức Hộâ-Pháp đã khuyên những đệ tử ham muốn tìm Bí pháp để tu luyện rằng:
“ Hay lo làm âm-chất và làm điều thiện tự-giác nơi lòng mình thì cái chơn-pháp từ từ sẽ có và tồn tại… Nếu thiện-tâm mình không có, dầu thọ-pháp hay tịnh-luyện rồi nó cũng mất”. (Trích Lời Đức Hộ-Pháp nói chuyện với Anh em thợ hồ làm Đền Thánh về phương-pháp tạo lập Thiện-đức, Thiện-công, Thiên-ngôn vào ngày 26 tháng 10 Bính-tý (27-11-1936).
Không phải chỉ mình Đức Hộ-Pháp khuyên chúng ta như vậy, mà cũng đồng với quan-điểm nêu trên, mọât Chơn-sư trong huyền-môn cũng đã khuyên đệ-tử không nên ham luyện tập những phép thần-thông, mà nên để thì giờ đó giúp ích cho đời, phụng-sự chúng-sanh, mở-mang các đức-tánh tốt, thì những phép đó tự-nhiên sẽ đến với mình, hoặc là khi Chơn-sư nhận thấy người đệ-tử đã đủ điều-kiện thọ-lãnh thì Ngài sẽ truyền-thụ cho cách luyện-tập để khỏi lo sự phản-ứng xảy ra tai-hại cho mình :
“ Con đừng ham những phép thần-thông. Con sẽ có, khi Chơn-sư xét đã đúng ngày giờ. Hể cưởng bách đặng luyện tập mấy phép đó thì thường mang đủ thứ phiền-não. Người nào có những phép ấy thì hằng bị bọn tinh-quái gạt-gẫm , hay là trổ tánh khoe-khoan và tưởng rằng mình không lầm-lạc. Dầu thế nào ngày giờ và sức-lực tổn-phí để luyện mấy phép đó, nên để giúp đời còn hay hơn. Trong khi mở-mang các tánh tốt thì tự-nhiên con sẽ có các phép ấy, bề nào cũng có, nếu Chơn sư thấy các phép ấy hữu ích cho con sớm một chút, thì Ngài sẽ chỉ cách cho con luyện-tập, khỏi sợ bị hại chi hết. Từ đây tới đó tốt hơn là con đừng có mấy phép ấy”. (Trích Dưới Chân Thầy / của Alcyone / Krisnamurti).
Tóm lại tất cả các tôn-giáo trước đây khuyên con người chú trọng vào Tâm, Tánh: Phật thì dạy Minh tâm kiến tánh, Tiên thì dạy tồn Tâm dưỡng Tánh, Nho thì khuyên tu Tâm luyện Tánh. Như vậy Bí-pháp tu-hành của Tam giáo cũng chỉ nhắm vào Tâm Tánh, và ngay trong Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay, Đức Chí-Tôn cũng khuyên người tu nên trau-dồi Tâm Tánh để đạt được những hữu-ích như sau :
“ Gắng sức trau dồi một chữ Tâm,
Đạo Đời muôn việc khỏi sai lầm.
Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm.
Tâm ái nhân-sanh an bốn bể.
Tâm hoà thiên-hạ trị muôn năm,
Đường Tâm nẻo Tánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.
(Thi văn dạy Đạo).
Trong lịch-sử truyền-giáo, Tôn-giáo giáo nào có được vị Giáo-chủ nhiệt-tâm, giáo-chúng nhiệt-thành, có đại-hùng đại-lực để đương đầu với hai trậân-thế :
- Trận-thế trong nội-tâm : giữa chân-ngã và phàm-ngã.
- Trận-thế ngoại-cảnh : giữa chánh và tà.
Người tu phải chiến-thắng hai trận-thế nầy, mới đủ sức để xây-dựng cho chính mình và phụng-sự chúng-sanh, Tôn-giáo nào được như vậy thì Tôn-giáo ấy phát-triển, nhiều người đắc Đạo, còn Tôn-giáo nào thiếu hai điều-kiện nêu trên, và giáo-chúng chỉ lo lim-dim tịnh-luyện, độc thiện kỳ thân, để mong cho mình được đắc Đạo, không lo tài-bồi công-đức phụng-sự chúng-sanh, thì Tôn-giáo ấy cũng trở thành mai-một.
Trong Ngọc Lịch Minh kinh cũng có câu:
“Ba nghìn công quả đặng viên thành,
Đơn thơ chiếu hiển linh thiên tước.”
Do đó Đức Chí-Tôn đã khẳng-định rằng:
“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công-đức cho các con nên Đạo, vậy đắc đạo cùng chăng là tại các con muốn cùng chẳng muốn.
“Thầy nói các con nghe…Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập, mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ…” (TNHT Q1 / tr 26).
Như vậy ngay các tôn-giáo trước đây và Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay cũng cho rằng bí-pháp đắc đạo nằm trong trường công-đức và trong tu-tâm luyện-tánh, chứ không phải nằm trong thiền-định tịnh-luyện, nên họ đều chú-trọng vào công-đức và đạo-hạnh, còn bí-pháp tịnh-luyệân cho tinh, khí, thần hiệp nhứt, là phần khác chỉ dành truyền riêng cho từng người khi thấy cần-thiết để đẩy nhanh quá-trình đắc đạo của họ, hầu phụng-sự chúng-sanh mà thôi. Trong lịch-sử các tôn-giáo và trong cửa đạo Cao-Đài ngày nay cũng đã chứng minh điều đó, chúng ta đã thấy nhiều giáo-đồ nhờ sống một cuộc đời thánh-thiện và phụng-sự chúng-sanh, mà họ đã siêu-phàm nhập-thánh, không qua môït ngày tịnh-luyện nào, mà cũng không mang bất kỳ áo mão cân đai của một giáo phẩm nào cả.
THỌ TRUYỀN BÍ PHÁP
TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Ngày nay trong Tam-kỳ Phổ-độ tại địa-cầu này Thiên-thơ đã định cho Hộ-Pháp giáng-linh để vận-chuyển cả Thể-pháp lẫn Bí-pháp :
- Thể-pháp là hình-tướng của Đạo, là sự phổ-độ đưa người vào cửa Đạo, nương theo tổ-chức hữu-hình mà lập-công bồi-đức, để được kết-thúc bằng pháp-giới tận-độ.
- Bí-pháp là bí-mật huyền-vi của Đạo, là quyền-năng điển-lực vô-hình để giải-thoát chơn-thần người tu, khỏi bị ràng-buộc bởi thất-tình lục-dục mà tầm cơ giải-thoát.
Hai phần này nằm trong chánh-thể của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ, Hộ-Pháp cũng như Hội Thánh Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ có nhiệm-vụ thừa-hành cả hai.
Bí-pháp của Đạo đã được Đức Chí-Tôn giáng bút truyèân cho Đức Hộ-Pháp nắm giữ, và truyền lại cho đời sau. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã cho biết rằng:
“ Đức Chí-Tôn sai Hộ-Pháp giáng thế tại sao Đức Chí-Tôn không dùng cơ-bút để truyền bí-pháp cho con cái của Ngài, Ngài chỉ giáng bút truyền cho Hộ-Pháp mà thôi, vì cớ cho nên bạn của Bần-đạo nơi Hiệp-Thiên-Đài có lắm người thắc-mắc về vụ đó ” (Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp tại Đền Thánh đêm 01/09 Kỷ-sửu / 1948).
Các bí-pháp sơ-cấp của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ để tu-luyện thì có bí-pháp Thương-yêu, bí-pháp Chữ Hoà, bí-pháp Ngôn-ngữ, Phương Luyện kỷ và 12 bài tập thân-thể… các bí-pháp phổ-độ thì có Phép Giải-oan, Tắm Thánh, Giải bịnh, phép Hôn-phối, phép Xác (cắt dây oan nghiệt cho giáo-đồ đã chết) … Các bí-pháp này đã được Đức Hộ-pháp công-truyền, ngày nay chúng ta thấy được lưu-truyền trong cửa Đạo.
Còn các bí-pháp cao-cấp như Luyện Tinh hoá Khí, Luyện Khí hoá Thần, Luyện Thần huờn Hư, tức là phép luyện Tinh Khí Thần hiệp nhứt, phép Khai khiếu Huyền-quang, Xuất chơn-thần… các bí-pháp này thuộc dạng giáo-ngoại biệt-truyền, đòi hỏi người thọ-pháp phải hội đủ những điều-kiện đặêc-biệt khắc-khe hơn, nên phải thọ-truyền và tu luyện tại tịnh-thất, dưới sự giám-sát chặc-chẽ của chơn-sư. Theo chơn-truyền của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ quy-định, các sinh-hoạt tịnh-luyện trực-thuộc Hiệp-Thiên-Đài, Đức Chí-Tôn giao cho Hộ-Pháp là người tối-cao chịu trách-nhiệm việc truyền-pháp, hướng-dẫn các sinh-hoạt tịnh-luyện. Như vậy Hộ-Pháp là người trực-tiếp nhận Bí-pháp từ Bát-quái-đài, truyền lại cho người tu và do Đức Ngài hộ-trì gìn giữ vượt không-gian và thời-gian. Điều này Đức Chí-Tôn đã đề cập như sau:
“ Chơn thần là Đệ nhị xác thân là khí chất bao bọc xác thân như khuôn bọc vậy, nơi trung-tâm nó là óc, nơi xuất-nhập là mỏ ác…nơi ấy Hộ-Pháp hằng đứng giữ chơn-thần các Con khi luyện Đạo đặng hiệp một với Khí, rồi Khí mới thấu đến Chơn-thần hiệp một mà siêu-phàm nhập thánh” (TNHT/Q2 trang 65).
Như vậy Đức Hộ-Pháp ngoài trách-nhiệm Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài còn có trách-nhiệm giữ-gìn chơn-thần con cái Đức Chí-Tôn khi luyện Đạo, đuổi tà trục tinh, ngăn-ngừa sự quy phàm, để con cái Đức Chí-Tôn được ngồi yên địa-vị của mình tu-luyện cho đến ngày chứng-quả. Ngày nay Đức Hộ-Pháp đã trở về thiêng-liêng vị, thì quyền-năng chuyển-pháp của chơn-thần càng dễ-dàng kề-cận bên con cái Đức Chí-Tôn, nếu người nào thành-tâm tín-ngưỡng, thì chắc-chắn sẽ được Đức Ngài tiếp-cận dạy dỗ và trợ-thần cho người hành công-phu tu-luyện. Ấy là quyền-năng của vị Hộ-Pháp nơi siêu-linh-giới, còn phần pháp-giới hữu-hình tại thế-gian luôn luôn có những bậc chơn-tu đủ sáng-suốt được Đức Ngài chọn-lựa để giúp-đở cho những người đi sau. Cũng như tất-cả cơ-sở tịnh-luyện đều do các Kỳ-lão Phạm-môn đảm-trách, vì theo lời Đức Hộ-Pháp thì họ có sứ-mạng thi-hành về bí-pháp tu-chơn tịnh-luyện. (Theo Hiểu-thị của Đức Hộ-Pháp trong buổi khai-mạc Hội Nhơn-sanh Phước-thiện ngày 30/08 Tân-mão / 1951)
Như vậy tuyệt-nhiên trong Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ không có bất kỳ một người nào thọ-lãnh Bí Pháp từ Bát-quái-đài và truyền-bá lại được cả, ngay cả Giáo-tông dù cho được thọ-truyền bửu-pháp từ Đức Chí-Tôn đi nữa, thì cũng chỉ để tự mình tu-luyện mà thôi, vì Đức Chí-Tôn quy-định Giáo-tông chỉ có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn (Theo Pháp Chánh-truyền).
Ngày nay nhiều người nhận thấy Đức Hộ-Pháp đã về Thiêng-liêng trong lúc đang lưu-vong ở Campuchia, lại nữa sách vở về bí-pháp tịnh-luyện cao-cấp cũng không thấy Đức Ngài trước-tác để lại, nên cho rằng Đức Hộ-Pháp chưa truyền lại cho đời sau, nên họ lo-lắng rằng các bí-pháp tu-luyện của Cao-Đài sẽ thất chơn-truyền !!!
Do đó chúng ta thấy nhiều nơi lại dấy lên hiện-tượng có người tự xưng là chơn-sư được thọ-truyền bửu-pháp của Trời Phật hoặc của Đức Hộ-Pháp, và họ tự cho là có sứ-mạng thâu nhận đệ-tử, truyền-bá bí-pháp tu-luyện, khai mở luân-xa cho người tu-hành, hoặc viết sách truyền-bá Bí-pháp tu-luyện để lại cho đời sau, để khỏi thất chơn-truyền. Chuyện này cũng đã xảy ra ngay trong cửa Đạo Cao-Đài !!!
Vì các lý-do như đã nêu trên, nên chúng ta cần khẳng-định rằng các bí-pháp tịnh-luyện cao-cấp là cái không thể viết ra thành sách để phổû-biến rộng-rãi được, mà chỉ khẩu thọ tâm-truyền cho từng người một, khi họ đã hội đủ điều-kiện tất-yếu mà thôi, trong lịch sử truyền-giáo từ xa xưa cũng đã chứng-tỏ điều đó, như Tổ-sư Đạt-Ma đã làm là“Bất lập văn-tự , giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” (Theo Thiền luận/ Suzuki). Cũng như theo truyền-thuyết của Tiên-gia ngày xưa Tổ-sư Vương-Trùng-Dương phải giả ăn xin quanh vùng cư-trú của vợ chồng Mã-đơn-Dương và Tôn bất-Nhị hàng mấy năm trời để tìm hiểu căn-cơ của hai người này mới truyền bí-pháp tu-luyện cho họ (Theo Thất chơn nhơn-quả).
Nếu Bí-pháp tịnh-luyện mà viết thành sách để phổ-biến rộng-rãi được, thì sinh-tiền Đức Hộ-Pháp đã viết rồi. Vì như chúng ta thấy những công-trình có tính-chất thế-kỷ như việc kiến-tạo Toà-Thánh Tây-ninh, các dinh-thự trong nội-ô thánh-địa, một cơ-ngơi đồ-sộ có tầm vóc quốc-tế như vậy, để làm thể-pháp phổ-độ chúng-sinh, mà Đức Ngài còn làm được, huống-hồ gì việc viết một quyển bí-pháp tu-luyện để truyền lại cho đời sau. Nhưng chúng ta cần tin-tưởng rằng bí-pháp tu-luyện cao-cấp của Cao-Đài chắc-chắn là Đức Hộ-Pháp đã giao cho một người nào đó gìn-giữ có sứ-mạng truyền lại liên-tục cho đời sau, không bao-giờ thất chơn-truyền cả, mà nó còn có thể lưu-truyền đến thất-ức niên, nhưng hiện nay còn nằm trong thời-kỳ ưu-tiên dành cho việc thực-hành thể-pháp phổ-độ chúng-sanh, và người tu-hành thì đương thực-hiện tam-lập là lập-đức, lập-công, lập-ngôn, nên chưa phải là thời-kỳ phổ-biến bí-pháp tu-luyện cao-cấp được. Vấn-đề ưu-tiên thực-hiện thể-pháp, còn có lý-do mà Đức Hộ-Pháp đã cho biết như sau:
“Trong thời-kỳ Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí-Tôn mới hỏi rằng : Con phục lịnh xuống thế mở đạo, con mở Bí-pháp trước, hay Thể-pháp trước ? Bần-Đạo trả lời: Xin mở Bí-pháp trước. Chí-Tôn nói : Nếu con mở bí-pháp trước phải khổ đa ! Đang lúc đời cạnh-tranh tàn-bạo, nếu mở Bí-pháp trước cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, đời thấy rõ, xúm nhau tranh-giành phá hoại thì mối đạo sẽ ra thế nào ? Vì thế nên mở Thể-pháp trước dầu đời quá dữ có tranh-giành phá huỷ cơ-thể hữu vi hữu huỷ đi nữa, thì cũng vô hại, miễn mặt Bí-pháp còn thì Đạo còn, Bí-pháp do Hiệp-Thiên-Đài giữ…” (Thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp ngày 30/ Quý-tỵ/1953).
Vì vậy mà vấn-đề mở thể-pháp trước được Đức Hộ-Pháp và Hội Thánh ưu-tiên.
Lại nữa ngay khi Đức Hộ-Pháp còn sinh-tiền đối với những người muốn nhập-tịnh Đức Ngài cũng để cho Quyền Thiêng-liêng quyết-định vì Đức Ngài cho rằng:
“…Khi muốn bước vô Trí-huệ-cung phải có đủ tam-lập là tu-thân, nhưng làm sao biết họ đã lập-công, lập-ngôn, lập-đức của họ rồi, dầu giao cho Bộ Pháp-chánh cũng chưa chắc điều-tra được bởi nó thuộc nữa bí-pháp, nữa thể-pháp…
“Bấy giờ Bần-Đạo có một điều: Những người nào xin đến Trí-huệ-cung, Bần-Đạo coi màng-màng được, thì Bần-Đạo trục chơn-thần họ cho hội-diện cùng quyền năng thiêng-liêng nếu có đủ tam-lập thì vô, không đủ thì ra…” (Theo lời Đức Hộ-Pháp tuyên-bố ngày 14/4 Tân-mão (1951) / Trích trong Quan-niệm Tu-chơn của Thanh-Tâm sưu-tập).
Tuy vậy Đức Hộ-Pháp cũng đã cân-thần truyền-pháp cho một số đệ tử, nhưng Đức Ngài đã cho biết rằng số người đắc pháp chẳng có được bao nhiêu, do nhiều sự khảo-đảo thử thách mà họ không thể vượt qua được.
Hiện nay chúng ta cũng thấy nhiều tác-giả trước-tác sách dạy bí-pháp tịnh-luyện, do họ thụ-giáo hoặc sưu-tập được trên sách-vở, mới xem qua thì cũng thật là hay với những hứa-hẹn mang lại các kết-quả rất là hấp-dẫn, thậm chí có nhiều phép tu chỉ cần thực-hiệân một trăm ngày là đắc quả !!! Nhưng đa số thì họ chỉ tiếp-thu thế nào rồi viết ra thế ấy, tỷ như con cừu ăn cỏ thì nhả ra cỏ, chứ chưa tiêu-hoá được cỏ để cung-cấp da lông …. Vì thế không ít người cả tin, nhất là giới trẻ tuy có đạo-tâm, nhưng chưa đủ công-đức, lại muốn mau thành Tiên, tác Phật tin-tưởng làm theo, đã bị “tẩu hoả nhập ma” như mắc bệnh tâm-thần, điên-loạn, mà những người đã truyền-bá các phép tu lại không biết cách hoá-giải, bởi vì họ chỉ mới tri-pháp chứ chưa đạt pháp !!!
Trước những hiêïn-tượng nầy, đối với những người nhẹ dạ cả tin chúng ta nên đề-cao cảnh-giác để khỏi lầm-lạc vào tả-đạo bàng-môn mà uổng phí một kiếp sanh may duyên ngộ đạo.
Hiện nay đối với những người có đạo-tâm thực-sự muốn tu-luyện với động-cơ là xây-dựng bản-thân, thì chúng ta chỉ cần tu-luyện nghiêm-túc theo các bí-pháp mà Đức Hộ-Pháp đã công-truyền như Bí-pháp “Thương-yêu” bí-pháp “Chữ Hoà” , “Phương-luyện kỷ” và “12 bài tập luyện thân-thể” đã được lưu-truyền phổ-biến trong cửa Đạo, song song với việc thực-hiện tam-lập, phụng-sự chúng-sanh, thì cũng sẽ đắc đạo tại thế. Vì theo lời Đức Hộ-Pháp đã khuyên là chỉ cần thực-hiện như vậy một cách tích-cực, thì chơn-pháp từ-từ nó tự đến với mình, còn nếu không làm được như vậy, tức là không có đủ công-đức, thì dù có thọ pháp nơi ai, hay tự tịnh-luyện mà có, rồi nó cũng biến mất, nhất là khi gặp phải các thử-thách khảo-dượt của ma-quỹ.
KẾT LUẬN
Trên đây là đề-cập sự thọ-truyền bửu-pháp trong thời buổi bình-thường, dành cho nhiều thế-kỷ hậu-lai … có cơ-ngơi tịnh-luyện khang-trang, cũng như có đầy-đủ phương-tiện và nhân-sự phục-vụ, có chơn-sư hữu-hình dìu-dắt, theo đúng Điều 13 Chương II bộ Tân-luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ quy-định, nơi đó được toạ-lạc trong vùng phước-địa, linh-huyệt đã được Đức Hộ-Pháp chọn-lựa trấn-thần rồi, như Trí-huệ-cung, Trí-giác-cung, Vạn-pháp-cung hiện nay, đó là phần thể-pháp hữu-hình để điều-hành vấn-đề tịnh-luyện trải dài đến thất ức niên.
Còn ở trong trường-hợp bất-thường, vì một lý-do khách-quan nào đó mà Đạo-quyền tạm-thời không thể bảo-quản được các cơ-sở tịnh-luyện đã sẵn có, cũng như không đầy-đủ nhân-sự để đảm-trách các cơ-sở tịnh-luyện nầy, mà những người tu đã đầy-đủ công-đức tức là đã thực-hiện xong tam-lập, thì dù cho không nhập-tịnh được theo các trường-hợp chính-thường tại tịnh-thất, thì bí-pháp cao-cấp cũng sẽ đến với người đó dưới hình-thức nầy hay hình-thức khác, do sự điều-động của quyền Thiêng-liêng, khiến việc hữu-hình sẽ xảy ra đúng lúc, chứ không cần phải đợi-chờ hay lệ-thuộc một điều-kiện hữu-hình nào cả.
Về cơ-sở tịnh-luyện thì trong lịch-sử các Tôn-giáo cũng đã chứng-minh rằng người tu-hành đắc-đạo đâu cần đòi-hỏi phải tu-luyện tại tịnh-thất, hoặc trong những tu-viện thâm-u hay đồ-sộ, có đầy-đủ tiện-nghi, mà chỉ cần một đồng vắng, một gốc cây, một lều cỏ… cũng đủ để cho người tu tịnh-luyện đến đắc đạo, như trường-hợp Đức Thích-Ca chỉ ngồi dưới cội bồ-đề mà đã chứng quả, Chúa Jésus chỉ ngồi nơi đồng vắng cũng đã đắc đạo, các đạo-gia chỉ ẩn-náu trong một thảo-lư hoang-vắng họ cũng có thể tu-luyện thành Tiên… Trong lịch-sử của Đạo cũng đã chứng-minh điều này, như sinh-tiền Ngài Khai-Pháp đã thiền-định bên giòng suối mà Ngài đã thành Đạo… Nên vấn-đề các cơ-sở tịnh-luyện của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay dù cho tạm-thời có bị hoang-phế hay mất đi, thì cũng vẫn không ảnh-hưởng gì đến vấn-đề tu-hành, trong Đạo-sử đã chứng-minh điều này.
Còn việc tiếp-tục tu-luyện các bí-pháp cao-cấp đã được thọ-truyền cho đến khi họ đắc đạo, nếu người tu có một linh-hướng cao thì cũng sẽ được Thầy dạy Tâm-linh tiếp-xúc hướng-dẫn từng bước, Thầy dạy Tâm-linh là một Đấng Thiêng-liêng đã được giới huyền-môn gọi nhiều danh-hiệu khác nhau như Thần hộ mạng, hay Thánh bổn-mạng, hoặc Quý-nhơn… Vấn-đề nầy từ thời Cựu-ước Tiên-tri Isaiah còn gọi la I-săc đã nói rằng:
“… Mặc dù vua ban cho người cơm gạo, tai-ương, nước uống và thống-khổ, các sư-phụ của ngươi chắc chắn chưa dời vào chốn nào đâu, mà mắt ngươi nhất định sẽ nhìn thấy họ… tai ngươi nhất-định sẽ nghe một tiếng nói sau lưng bảo: đúng đường rồi, ngươi đi vào đó, khi rẻ sang phải, khi rẻ sang trái” (Isaiah 30:20-21).
Ngay trong kinh Thế-Đạo của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng đã đề-cập vấn-đề tiếp-xúc với các Đấng Thiêng-liêng như sau:
“ Trong giấc mộng nghỉ yên hồn phách,
Đấng Thiêng-Liêng năng mách bảo dùm”.
Kinh Đi ngủ/ Giòng 5-6
Nhiều người tu-chơn trong cửa Đạo Cao-Đài cũng đã được trực-tiếp đón nhận được sự giáo-huấn của các chơn-sư vô-hình dưới dạng Thầy dạy tâm-linh này dìu dắt.
Ngày nay trong giới khoa-học họ cũng tin rằêng con người có thể luyện-tập một phương-thức đặêc-biệt nào đó để khai mở thính-giác cao-cấp hầu liên-lạc với Thầy dạy tâm-linh, theo bà Barbara Brennan một khoa-học gia là cán-bộ của Cơ-quan Hàng-không vũ-trụ Nasa Hoa-kỳ cho biết rằng:
“Mỗi người có vài hướng-đạo tâm-linh lưu lại với họ và hướng-dẫn họ qua suốt nhiều cuộc đời. Thêm vào đó, mỗi người còn có các Thầy hướng-đạo lưu lại trong suốt
những thời-gian học-hỏi đặc-biệt, và được chọn-lựa cho việc học-hỏi đặc-biệt đó. Chẳng hạn nếu bạn học để thành nghệ-sĩ, bắt buộc bạn phải có một vài hướng-đạo thuộc dạng nghệ-sĩ ở chung-quanh để tạo cảm-hứng. Trong bất-cứ công-trình sáng-tạo nào mà bạn để tâm-trí vào, tôi chắc rằng bạn đã được các hướng-đạo tạo cảm-hứng cho, họ là những người có mối liên-kết với loại công-việc này trong thế-giới tâm-linh, ở đó các hình-thái được hoàn-hảo và tốt-đẹp hơn, cái mà chúng ta có khả-năng thể-hiện trên bình-diện trái đất” (Trích từ Bàn tay Aùnh sáng (Hands of Light) nguyên-tác Brennan / Bản dịch Nguyễn trọng Bổng).
Trên đây chỉ đề-cập một vài trường-hợp tiêu-biểu để dẫn-chứng cho viêc tu-luyện trong những trường-hợp bất-thường, để chúng ta tin-tưởng rằng dù trần-gian có biến-chuyển đổi-thay như thế nào đi nữa, thì người tu-hành vẫn không bao giờ bị lẻ-loi đơn-độc, mà luôn luôn có sự dìu-dắt điều-độ của các Đấng Thiêng-liêng. Còn vấn-đề người đệ tử tiếp-xúc với Thầy dạy tâm-linh theo phương-thức nào và bằng cách nào để thực-hiện được vấn-đề nầy, thì ngoài phạm-vi bài này, mà nên tìm hiểu ở một chuyên-khảo riêng.
Các sự-kiện nêu trên còn chứng tỏ rằng ngày nay tuy Đức Hộ-Pháp đã về Thiêng-liêng vị, nhưng vấn-đề điều-hành việc Tịnh-luyện và sự truyền-thụ các bí-pháp cao-cấp của Đại-đạo Tam-kỳ Phổ-độ tại thế-gian vẫn được Đức Ngài đảm-trách và được các đấng Thiêng-liêng hổ-trợ một cách liên-tục, không bao giờ gián-đoạn, là một chuyện có thật chứ không phải là hoang-đường.
Nên đối với người giáo-đồ đã tự nguyện đi theo con đường thứ ba tức là tu theo tâm-pháp thì đối với họ vấn-đề tu-hành sẽ không bị lệ-thuộc bất-kỳ điều-kiện nào, dù cho một quyền-lực hữu-hình có thể sang bằng các đền-đài cung-điện, làm tan-rả cả hệ-thống giáo-phẩm giáo-quyền, triệt-tiêu hết cơ-sở hữu vi hữu huỷ đi nữa, thì họ vẫn kế-thừa được bí-pháp huyền-linh, dương cao ngon cờ cứu khổ của Đức Chí-Tôn tung bay khắp thế-gian, để thể-hiện cơ phổ-độ chúng-sanh đem đến một thế-giới đại-đồng trong tình huynh-đệ. Vì thế đối với họ danh không ràng được, lợi không buộc được, quyền không thúc-phược được, áo-mão, cân-đai, vinh-hoa phú-quý không hấp-dẫn được, mà họ chỉ có một tâm-nguyện là phụng-sự đạo-pháp và chúng-sanh mà thôi.
CHUNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét